a. Nhận diện
Một là, tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước trong chế độ dân
chủ dẫn đến ở các nước xã hội chủ nghĩa hình thành chủ nghĩa xã hội nhà nước,
hạ thấp vai trò của người dân, vi phạm dân
chủ, không phát huy mọi lực lượng trong dân.
Hai là, trong nhà nước lại tuyệt đối hóa tính chất giai cấp,
hạ thấp tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước; dẫn đến tình trạng quan liêu,
xa dân…
Ba là, tuyệt đối hóa tính nhân dân, tính dân tộc, hạ thấp vai trò của nhà
nước, phủ nhận bản chất giai cấp của nhà nước (Nhà nước nhân dân tự do, Nhà
nước dân tộc…).
Bốn là, sùng bái tính tự phát trong nhân dân, hạ thấp, phủ
nhận vai trò quản lý của Nhà nước (Nhà nước chỉ định hướng bằng luật pháp); dẫn
đến xuất hiện tình trạng vô chính phủ trong hoạt động kinh tế, xã hội, tình
trạng cục bộ, phường hội và lợi ích nhóm (liên kết người có quyền và có tiền)
để trục lợi cá nhân.
Năm là, gắn dân chủ với nhân quyền (đặc
biệt trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, sắc tộc) nhân quyền cao hơn chủ quyền
dân tộc quốc gia; quyền con người (chủ nghĩa cá nhân) cao hơn lợi ích giai cấp,
lợi ích dân tộc, lợi ích xã hội…
b. Phê phán
- Xuất phát từ
khái niệm gốc của Dân chủ “Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân”. “Quyền lực
nhân dân”. Khái niệm dân chủ chứa đựng 2 yếu tố: quyền lực (quyền lực nhà nước)
và nhân dân và sự thống nhất (quan hệ) biện chứng của 2 yếu tố đó. Trong đó
nhân dân là cơ sở, là nền tảng của quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước thể
hiện bản chất (tính chất) của nhân dân. Trả lời câu hỏi: nhân dân chủ yếu là
ai? Giai cấp nào? Trong thời kỳ lịch sử ấy, do đó nền dân chủ mang tên của giai
cấp thuộc bộ phận chủ yếu của nhân dân.
-
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ nhân dân bao gồm giai cấp chủ nô, nông dân tự do,
tiểu chủ, tiểu thương, trí thức tự do… trong đó giai cấp chủ nô là bộ phận cơ
bản, chủ yếu thể hiện bản chất của dân chủ chủ nô. Nền dân chủ ấy được gọi là
dân chủ chủ nô, mà Nhà nước chủ nô là nơi thể hiện tập trung. Còn giai cấp nô
lệ không có trong thành phần nhân dân.
-
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nhân dân bao gồm giai cấp tư sản, giai cấp công
nhân, tiểu thương, tiểu chủ, nông dân… trong đó, giai cấp tư sản là bộ phận cơ bản, là nền tảng, là cơ sở của nền dân
chủ; do đó gọi là dân chủ tư sản, mà Nhà nước pháp quyền tư sản là nơi thể hiện
quyền lực của giai cấp tư sản.
-
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân (ở những nước nông nghiệp còn nhiều), thợ thủ công, tiểu chủ, tiểu
thương, trí thức, có thể còn cả tư sản, trong đó giai cấp công nhân là cơ bản,
là giai cấp lãnh đạo bằng hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin cùng tổ chức chính
trị là Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, dân chủ xã hội chủ
nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
Nếu
như thời kỳ cộng sản nguyên thủy chưa phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp
thì chưa có Nhà nước, chưa có nền dân chủ thì sau này khi chủ nghĩa cộng sản
văn minh thắng lợi trên toàn thế giới cũng sẽ không còn chế độ dân chủ nữa. Dân
chủ là phạm trù lịch sử, có thể mô hình hóa như sau:
Cộng sản
nguyên thủy
|
Chế độ chiếm hữu nô lệ
|
Chế độ phong kiến
|
Chủ nghĩa tư bản
|
Chủ nghĩa
cộng sản
|
Thị tộc, liên minh thị tộc.
Thủ lĩnh thị tộc.
Hội đồng liên minh thị tộc.
Thủ lĩnh của liên minh thị tộc làm
chủ, bản năng tổ chức tự quản.
Dân chủ nguyên thủy.
Dân chủ quân sự.
Dân chủ đặc biệt.
Quá độ lên xã hội có giai cấp, có nhà
nước, nền dân chủ.
|
Dân chủ chủ nô.
Nhà nước dân chủ chủ nô.
Giai cấp chủ nô là giai cấp cơ bản
chủ đạo.
|
Nhà nước chuyên chế của ông vua (lãnh
chúa phong kiến) theo cha truyền, con nối, không do dân bầu ra (dân chỉ là
con dân).
Xã hội thần dân.
|
Dân chủ tư sản.
Nhà nước dân chủ tư sản.
Giai cấp tư sản là giai cấp chủ đạo.
|
Giai đoạn đầu còn giai cấp. còn đấu
tranh giai cấp, còn Nhà nước.
Còn chế độ dân chủ, dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Quá độ đến không còn dân chủ.
Làm chủ tự giác.
Tổ chức tự quản xã hội của người dân.
|
* Rút ra ý nghĩa phương pháp luận:
-
Không có chế độ dân chủ chung chung, trừu tượng, phi giai cấp; đồng thời chế độ
phong kiến (có giai cấp và đấu tranh giai cấp) nhưng không phải chế độ dân chủ
(Vua và Nhà nước phong kiến không phải do dân bầu ra,…).
-
Không được tách rời, đối lập, tuyệt đối hóa nhân tố hợp thành một nền dân chủ. Tuyệt đối hóa yếu
tố Nhà nước, Nhà nước hóa, chính trị hóa mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
dẫn đến cực đoan; tuyệt đối hóa yếu tố nhân dân dẫn đến theo đuôi quần chúng,
sùng bái tính tự phát (bản năng) của quần chúng, hạ thấp trình độ lãnh đạo của
Đảng, quản lý của nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét