Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật

Sử dụng mạng lưới thông tin tuyên truyền, các diễn đàn công khai đế xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực báo chí, văn học - nghệ thuật và đội ngũ phóng viên, văn nghệ sĩ, trí thức. Chúng vu cáo Đảng ta bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt tư tưởng, quan điểm trong thông tin, tuyên truyền, sáng tạo văn học - nghệ thuật; trấn áp những văn nghệ sĩ, các nhà báo đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, nhất là khi chúng ta xử lý những đối tượng cực đoan, chống đối chế độ mà chúng gọi là "những người bất đổng chính kiến".    
Chúng tuyên truyền đề cao một số tác phẩm của những văn nghệ sĩ, nhà báo cực đoan, quá khích, cho rằng những tác phẩm này đã tạo nên một "luồng gió mới" trong lĩnh vực báo chí, văn học - nghệ thuật Việt Nam và đã "tiên phong" thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện đúng tinh thần "văn nghệ mở"(!). Chúng đổng thời bôi nhọ, đả kích các nhân vật, các nhà phê bình văn học, nhà báo có quan điểm chính thống, xuyên tạc họ là những người "bổi bút" cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là những "con rối" trên diễn đàn văn chương, báo chí.
Chúng triệt để khai thác, thu thập những bài viết, tác phẩm văn học - nghệ thuật có quan điểm nghệ thuật lệch lạc, bị phê phán mạnh mẽ trong nước để đưa ra đăng tải, phát hành ở bên ngoài trên các tạp chí, nhà xuâ't bản của các tổ chức phản động người Việt lưu vong. Chúng còn tổ chức "trao giải thưởng", trả nhuận bút cao, khích lệ tính hám danh của một sô' văn nghệ sĩ, lôi kéo họ vào các hoạt động chính trị và sáng tác bâ't lợi cho an ninh quổic gia và chê' độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tìm cách moi đích danh một số văn nghệ sĩ, nhà báo của ta ra nước ngoài tham quan, trao đổi, biểu diễn, sáng tác... để thông qua đó tiếp cận, tuyên truyền tác động tư tưởng, khích lệ hoạt động chống đối chế độ, xây dựng họ thành những "ngọn cờ" trong giới văn nghệ sĩ, là những "hạt nhân" để phát triển "lực lượng dân chủ" trong nước.
Với những âm mưu, thủ đoạn trên, các thế lực thù địch đã thu được những kết quả nhất định, về học thuật và quan điểm chính trị - tư tưởng, đã có lúc trên lĩnh vực phê bình văn học - nghệ thuật và sáng tác diễn ra cuộc bút chiến quyết liệt. Một số nhà văn của chế độ Sài Gòn lưu vong sử dụng các báo, tạp chí như: Hợp lưu (Mỹ), Làng văn (Canađa), Quê mẹ (Pháp); một số nhà xuất bản như Hồng Lĩnh, Tâm Thư, Đại Nam, Thanh Vân...
Ở Mỹ; Nhà xuất bản Phụ nữ, Philippe Piquer ở Pháp... đăng, phát hành các bài, tác phẩm văn học của một số nhà văn trong nước theo khuynh hướng lệch lạc, trái với đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một số tác phẩm văn học không được in trong nước đã được đưa ra nước ngoài in và phát hành rồi phát tán vào trong nước.
Những thực trạng nói trên đã và đang tác động mạnh vào lập trường tư tưởng, tâm lý, tình cảm của giới văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo trong nước. Một bộ phận đã bị phân hóa, suy thoái về tư tưởng chính trị, trở thành nhân tố bên trong hỗ trợ các hoạt động chống phá ta của các thế lực thù địch.
Có thế khẳng định sức tàn phá của âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch trên lĩnh vực báo chí, văn học - nghệ thuật là không nhỏ, thậm chí là to lớn nếu chúng đạt được mục tiêu đặt báo chí, văn học - nghệ thuật ra ngoài sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng, vì: Một là, vai trò của báo chí và văn học - nghệ thuật rất quan trọng. Thế giới coi báo chí là quyền lực thứ tư sau các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp. Hai là, đặc điểm của các sản phẩm báo chí, văn học - nghệ thuật khác với các sản phẩm tiêu dùng vật chất ở chỗ, sản phẩm vật chất sẽ bị hao mòn hoặc mất đi khi sử dụng, còn sản phẩm báo chí, văn học - nghệ thuật có thể tồn tại mãi, lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ cộng đồng dân cư này sang cộng đồng dân cư khác, nó lan truyền, thẩm thấu, tác động vào quan điểm, tư tưởng, hành vi của người sử dụng, thậm chí cả một cộng đồng, một thế hệ. Điều đó càng khẳng định rõ "sức mạnh mềm" của báo chí, văn học - nghệ thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét