a. Nhận diện các quan điểm sai lầm, xuyên tạc các quan điểm
của Mác khi họ chỉ nhấn mạnh cực đoan giai cấp công nhân là:
- Những người lao động
nghèo đói, bị áp bức, bóc lột, bần cùng… Nay hình thành xã hội trung lưu hóa,
do đó không còn giai cấp vô sản nữa.
- Khi đặt giai cấp công
nhân với sản xuất công nghiệp, họ chỉ thấy giai cấp công nhân là lực lượng thụ
động, chỉ thấy công nghiệp hiện đại là công nghiệp cơ khí. Trong kinh tế tri
thức thì công nhân không còn vai trò như Mác, Ăngghen nêu ra (không còn giai
cấp vô sản, ở đâu còn giai cấp vô sản như quan niệm của Mác thì cũng không còn
vai trò…).
b. Phê phán
- Nắm vững sự phát triển
của thực tiễn, Mác, Ăngghen khái quát những nội dung khái niệm giai cấp công
nhân. Không biện hộ một cách chủ quan theo ý mình.
- Việc phát minh ra máy
hơi nước và ứng dụng thành tựu khoa học ấy vào sản xuất, đặc biệt việc ứng dụng
sản xuất đầu máy xe lửa đầu thế kỷ XIX tạo bước phát triển vượt bậc của lực
lượng sản xuất, xuất hiện lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại ở Anh, Pháp,
Đức, Bắc Mỹ… Là thực tiễn kinh tế kỹ thuật, thực tiễn này hình thành lực lượng
lao động công, nghiệp - giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) là thực tiễn chính
trị, xã hội.
- Từ thực tiễn kinh tế kỹ
thuật, chính trị xã hội ấy, Mác, Ăngghen đã rút ra quan niệm giai cấp công nhân
của các ông là giai cấp công nhân hiện đại hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của công nghiệp hiện đại. Cụ thể trong các tác phẩm: “Phê phán triết
học pháp quyền Hegel: lời nói đầu” 1843 - 1844; tình cảnh
giai cấp công nhân Anh 1844 - 1845. “Giai cấp công nhân Đức là con đẻ của nền
công nghiệp non trẻ…”, “giai cấp công nhân Anh là sản phẩm của cách mạng công
nghiệp ở Anh…”.
+ Trong tác phẩm “Những
nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ăngghen đã phân biệt giai cấp vô sản với nô
lệ, nông nô, thợ thủ công và công nhân công trường thủ công. Sự giống nhau của
những người lao động và sự khác nhau cơ bản giữa giai cấp vô sản hiện đại với
quần chúng lao động khác là, chỉ khi có
cách mạng công nghiệp mới xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại.
+
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác, Ăngghen nêu bật đặc điểm của nền sản
xuất công nghiệp, khái niệm nền sản xuất công nghiệp hiện đại tạo ra bước
chuyển của chủ nghĩa tư bản công trường thủ công đến chủ nghĩa tư bản hiện đại
với hai giai cấp cơ bản: tư sản hiện đại và vô sản hiện đại.
Mác,
Ăngghen nêu 4 đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp hiện đại: 1/ tập trung quy
mô lớn, 2/ sản xuất bằng máy móc với kỹ thuật hiện đại và thường xuyên được
cách mạng hóa; 3/ xã hội hóa theo xu hướng quốc tế hóa; 4/ năng suất lao động
cao và tăng lên với tốc độ rất nhanh => sự tập trung giai cấp công nhân,
công nhân và máy móc, công nhân – giai cấp công nhân thế giới - giai cấp công nhân quyết định sản xuất, cơ
sở tồn tại và phát triển xã hội.
- Mác, Ăngghen dự báo: 1/ khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp; 2/ hình thành giai cấp vô sản lao động trí óc được tuyển chủ yếu từ sinh
viên. Cuối
thế kỷ XIX, khoa học phát hiện ra điện, từ đó cùng với cơ khí hóa (công nhân cơ
khí, chế tạo máy) là quá trình điện khí hóa (công nhân ngành điện).
- Từ giữa
thế kỷ XX, diễn ra quá trình điện tử hóa với đội ngũ lao động (giai cấp công
nhân) ngành điện tử.
Cơ khí hóa, điện khí
hóa, điện tử hóa hợp thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh
tế tự động hóa, kinh tế tri thức còn được gọi là ngành sản xuất cơ điện tử,
ngành sản xuất kết tinh trong đó tinh hoa cơ khí, điện, điện tử => giai cấp
công nhân trí thức. Ăngghen đã dự báo: “Giai cấp vô sản lao động trí óc phải
được hình thành từ hàng ngũ sinh viên”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về xu hướng trí thức hóa công, nông, công nhân
có trình độ kỹ sư (trình độ học vấn ngang với trí thức). “Cần phải có kế hoạch
bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân phải có trình độ không kém kỹ sư”.
- Mác - Ăngghen không chỉ
coi giai cấp công nhân là sản phẩm (con đẻ) của sản xuất đại công nghiệp mà còn
coi, và chủ yếu coi công nhân là chủ thể sản xuất công nghiệp hiện đại, người
sản xuất ra máy móc (công nhân cơ khí chế tạo máy), là những người lao động
“điều khiển, điều hành, giám sát… hoạt động của máy móc”.
- Thực tiễn Việt Nam đang thiếu lực lượng lao động chất lượng cao
là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của Việt Nam trong những năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét