Để thực hiện âm mưu “diễn
biến hoà bình”, từ nhiều năm nay, các lễ hội, ngày kỷ niệm của Việt Nam luôn bị
các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc, từ đúng thành sai, từ tốt thành xấu.
Liên quan đến Lễ Tịch điền Đọi Sơn tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam với sự tham dự, phát biểu và thực hiện nghi lễ của Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc diễn ra vào ngày 07/02/2022, mới đây Việt Tân, RFA đã liên tiếp đăng
tải những hình ảnh của lễ hội nói trên để so sánh với hình ảnh Nguyễn Văn Thiệu
ngồi trên máy cày trong ngày 26/3/1970 với lời dẫn “VĂN MINH ĐI LÙI” cùng với
những luận điệu xuyên tạc cho rằng “có vẻ như cách thức thực hiện nghi lễ của
ông Nguyễn Xuân Phúc đang phản ánh đúng sự lạc hậu cố hữu của nền nông nghiệp
Việt Nam: “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, “Thế giới đã bước vào giai đoạn
phát triển 4.0, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cứ như lạc lõng ở thế kỷ
19”,…
Thực tế, Lễ Tịch điền có
nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Vào mùa Xuân năm Đinh Hợi (987),
vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến
khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống. Từ đó, Lễ Tịch điền được
coi như quốc lễ, mở đầu cho một mùa vụ mới, trở thành một sinh hoạt văn hóa
quan trọng, một di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ người Việt Nam kế thừa
và phát huy. Tại Lễ Tịch điền năm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong
trang phục nhà nông xuống ruộng đi cầy cùng chú trâu đạt giải trong cuộc thi
hóa trang trước đó. Hình ảnh trâu hoá hổ thực chất nhằm mục đích cầu chúc một
năm mới Nhâm dần nhiều lộc lá cho ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, cùng nhìn lại
chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất
khẩu nông sản của Việt Nam những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp
đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn
cầu. Trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng
trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông
Nam Á nói riêng. Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp
chỉ đạt 486,2 triệu USD; năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, kim ngạch
xuất khẩu toàn ngành đã đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 9,5 – 10 tỷ
USD,... Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD
trở lên.
Trong năm 2021, mặc dù chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, nông nghiệp Việt Nam cũng đạt được
nhiều kết quả vượt bậc. Khi nhiều mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều
thị trường khó tính với chất lượng và giá cả cao hơn. Các giống lúa của Việt
Nam đạt chất lượng hàng đầu thế giới, xuất khẩu lúa gạo cũng nằm top đầu của thế
giới cả về số lượng và giá trị. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật và hiện đại
hóa nghành nông nghiệp cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tầm nhìn đến 2050:
Việt Nam chúng ta sẽ trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Như vậy, nền nông nghiệp của nước ta vẫn luôn luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Chỉ có lũ bè lũ Việt Tân, RFA “khát nước” là vẫn không chịu phát triển với những luận điệu xuyên tạc lạc hậu, kém hiểu biết. Hình ảnh Chủ tịch nước xuống ruộng cày Tịch điền chính là đại diện cho một nét văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay; sự tiến hóa của văn minh chính là tiếp nhận những cái mới mẻ, tốt đẹp, có chọn lọc và giữ gìn truyền thống dân tộc, cho nên chẳng có nền văn minh nào đi lùi cả mà chỉ có sự xuyên tạc lạc hậu, rẻ rách của bè lũ Việt Tân, RFA mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét