Trong bối cảnh mới hiện nay, các
thế lực thù địch tăng cường, đẩy mạnh hơn bao giờ hết các chiến
dịch, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà
nước ta cả bên ngoài và bên trong, thông qua các kênh truyền dẫn của hơn
40 đài phát thanh, truyền hình tiếng Việt, gần 500 báo, tạp chí, bản
tin, nhà xuất bản tiếng Việt ở nước ngoài. Chúng đã lập ra hàng
trăm trang website, blog, fanpage, mạng xã hội có máy chủ đặt ở nước
ngoài để truyền bá, chuyển tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo,
đả phá, công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, công khai tấn công vào
những vấn đề cơ bản của nền tảng tư tưởng của Đảng. Để đấu tranh làm
thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng, chúng ta cầm phải xây dựng, củng cố, hoàn
thiện cơ sở pháp lý đây sẽ là chỗ dựa vững chắc co cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
tư tưởng – lý luận.
Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều chỉ thị, nghị quyết, thành lập các ban chỉ đạo có chức năng,
nhiệm vụ là đầu mối cung cấp thông tin, phối hợp chỉ đạo công tác đấu tranh
của nhiều lực lượng, như: các cơ quan nghiên cứu, giáo dục lý luận, tuyên
giáo, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, truyền thông, báo chí, xuất bản...Điều
quan trọng là phải đề ra nội dung phù hợp, kế hoạch, chương trình
hành động mang tính toàn diện, có tầm chiến lược trong từng thời kỳ,
trên từng mặt, lĩnh vực hoạt động, trên từng địa bàn, cơ quan đơn vị,
doanh nghiệp và ở khu dân cư....Đây là những căn cứ, cơ sở lý luận
quan trọng để đẩy mạnh cuộc đấu tranh một cách thường xuyên, liên
tục, không làm theo lối phong trào.
Thực tiễn, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng diễn ra rất quyết liệt, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Việc nhanh chóng cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng để tăng cường, hoàn thiện cơ sở pháp lý thông qua hệ thống luật pháp, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Chính phủ và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là yêu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa, pháp luật hóa đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ thể chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước một cách phù hợp, nhất là các bộ luật quan trọng liên quan đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét