Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG TA VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Sự phát triển tư duy của Đảng về con người, nguồn lực con người không ngừng được bổ sung và hoàn thiện qua từng giai đoạn của cách mạng, nhất là từ thời kỳ đổi mới đến nay. Kế thừa, phát triển các quan điểm của Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XIII cụ thể hơn về xây dựng nguồn nhân lực trong thời đại mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đảng xác định một trong ba đột phá chiến lược đó là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo…; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc xác định đột phá như vậy là hoàn toàn chuẩn xác “nguồn lực con người là quan trọng nhất” trong sự nghiệp đổi mới của đất nước; “coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.

          Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực phải phát triển toàn diện Đảng ta chỉ rõ: “Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân”; “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc”; với phương châm: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”. Đảng ta còn nhấn mạnh vai trò của hết sức quan trọng của khoa học công nghệ phát triển nguồn lực con người: “Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị góp phần tích cực cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách; bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam và bảo vệ Tổ quốc”Qua đó, cho thấy quan điểm của Đảng luôn khảng định chiến lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; mọi chủ trương, chính sách nhằm phát huy nguồn lực con người; từ đó chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng lên, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét