Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM - SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Gần đây, trên mạng internet, Phạm Trần lại đăng tải bài viết với tựa đề “Báo chí CSVN không tay sai thì là gì” với những luận điệu xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam. Nội dung bài viết là những luận điệu quy chụp, thiếu khách quan, ngụy biện, với ý đồ đen tối nhằm vu cáo về quyền tự do báo chí ở Việt Nam khi cho rằng: “Việt Nam không có tự do báo chí và tự do tư tưởng như nhà nước khoe… Vậy, sự thật vấn đề này như thế nào?

Trong bài viết của mình, Phạm Trần đưa ra những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan và hoàn toàn không có cơ sở khi vu cáo Việt Nam không có tự do báo chí, y xuyên tạc rằng, “Đảng và nhà nước đã lãnh đạo và kiểm soát người làm báo từ chân đến đầu”. Hắn còn viện dẫn những đánh giá của các đồng chí lãnh đạo về những yếu kém của công tác báo chí trong năm qua, từ đó thổi phồng khuyết điểm, nhận định sai sự thật như “Đảng hóa báo chí”, “Tuyên giáo xuống cấp”. Nội dung bài viết của y chẳng những không có gì mới, mà còn cho thấy bản chất phản động của hắn khi cố tình xuyên tạc thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Trái ngược với luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch bởi miệng lưỡi không xương của chúng. Trên thực tế, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Rõ ràng, Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 hoàn toàn tương thích về mặt luật định đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điều đó càng cho thấy âm mưu đen tối của Phạm Trần trong xuyên tạc quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Trên thực tế hiện nay, nước ta có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Cả nước có khoảng 40.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với 17.161 người được cấp thẻ nhà báo. Trong khi đó, sóng của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam. Điều đó càng khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam là không thể phủ nhận.

Đặc biệt, trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng, báo chí là một lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả cao, nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực gần đây bị điều tra, xử lý có phần đóng góp quan trọng do báo chí phát hiện. Do đó, những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước xã hội chủ nghĩa như Phạm Trần cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cố tình đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét