Đây là
nhận định minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của lý luận được
Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947). Lý luận nói chung
và LLCT nói riêng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận;
rồi lại đem nó chứng minh với thực tế mới thực sự chắc chắn, chân chính.
Nhiều lần
Bác căn dặn mọi người, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên khắc phục tình trạng
kém lý luận, khinh lý luận và cũng đừng rơi vào lý luận suông. Những lời chỉ dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến LLCT thật gần gũi, dễ đi vào lòng người
bởi chính Bác là tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu và vận dụng LLCT để hậu
thế noi theo. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm hiểu thực tế, tiếp xúc
với bao học thuyết chính trị mới tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
Trở lại
thời điểm đầu thế kỷ XX, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong
trào yêu nước, từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua
khảo nghiệm của lịch sử đều lần lượt thất bại. Chỉ đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiếp xúc với lý luận cách mạng của thời đại là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người mới
nhận ra con đường cách mạng Việt Nam phải đi, đó là tiến hành cách mạng vô sản
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với tư duy độc lập, sáng tạo
không rơi vào lý luận suông, không áp dụng lý luận cứng nhắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã nhiều lần vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh đặc thù Việt Nam; đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, thống nhất đất nước, mang lại đời sống
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Ngày nay, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng
của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu
khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đảng ta kiên trì
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động cách mạng. Cho nên việc học tập, nghiên cứu LLCT là để hiểu
sâu sắc, đầy đủ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ của cán bộ,
đảng viên, người lao động có tư tưởng tiến bộ. Chỉ có trang bị đầy đủ về LLCT mới
có thể tạo ra hành động cách mạng tích cực, hiệu quả như lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn: “Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động”.
Như vậy,
việc học tập LLCT trước tiên là để cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị,
tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng; ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Chỉ có
nghiên cứu, học tập LLCT thực chất, với động cơ tích cực, trong sáng mới giúp đội
ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; từ
đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, hoàn thành công việc được giao phó.
Với tầm quan trọng của LLCT giải thích vì sao trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị nhiều năm qua luôn nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Đồng thời, nhận định biểu hiện nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập LLCT, lười học tập LLCT là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét