Để xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững
chắc phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại; thì vấn đề đặt ra cần: có chính sách phù hợp nhằm thu hút phát triển nguồn nhân
lực trong quân đội hiện nay.
Chính sách Quân đội và hậu phương Quân đội là những quy định pháp lý của Quân đội về nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng của con người đang phục vụ trong Quân đội và gia đình thân nhân. Quán triệt tinh thần trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Quân đội, trong những năm tới cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ chính sách hiện hành, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình giai đoạn mới. Cơ sở để tiến hành xây dựng chính sách đó là xuất phát từ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đối tượng hoạt động quân sự, khả năng điều kiện của Nhà nước, Quân đội. Phương châm xây dựng chính sách là bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện, chất lượng và hiệu quả; đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung chế độ ưu tiên đối với các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; các đơn vị được trang bị vũ khí mới, làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu nhằm phát huy cao nhất sự cống hiến của nguồn nhân lực. Để thực hiện tốt chính sách, các chủ thể phải căn cứ vào từng hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi đều phải thực hiện chính sách một cách hợp lý, nhất quán, công tâm, công bằng, có lý, có tình; kết hợp công tác tư tưởng, tổ chức và gắn bổ nhiệm, đề bạt với việc giải quyết các vấn đề về chính sách, nhằm động viên, khuyến khích mọi người yên tâm, gắn bó, hăng hái, phấn khởi, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét