Cách đây không lâu, trên
internet, mạng xã hội đã có kẻ vu cáo rằng: “Việt Nam đã ngầm bán Hoàng Sa cho
Tầu cộng”- Rằng: “Đó là lý do vì sao cho đến nay Hà Nội vẫn không đả động gì đến
quần đảo này,…và cả quần đảo Trường Sa nữa!”. Vậy sự thật như thế nào?
Trước khi đi vào chủ đề,
tác giả xin được cung cấp thông tin liên quan:
“Ngày 12 thánh 1 năm 2022
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý
bác bỏ những yêu sách sai trái của Trung Quốc ở Biển đông. Thông tin mạng cho
biết - Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với Báo cáo này. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý
là Trung Quốc dường như đang hướng đến một lập luận pháp lý mới (Tứ Sa), thay
cho lập luận mà họ đặt tên là “Đường 9 đoạn”, để củng cố những yêu sách chủ quyền
ở Biển đông”.
Thông tin vụ việc này báo
chí khu vực Đông Nam Á đã lập tức phản ứng: “Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin
Abdullah trong phát biểu mới đây lưu ý rằng Bắc Kinh hiện “không nhắc đến “Đường
9 đoạn”, mà tập trung nhiều hơn để biện minh về cái mà họ gọi là “Tứ Sa”. Ông
Saifuddin Abdullah nói rằng các nước ASEAN cũng đã nhận ra sự thay đổi này
trong cách lập luận của Bắc Kinh và yêu sách này “thậm chí nguy hiểm hơn”yêu
sách cũ (đường 9 đoạn).
Vậy cái gọi là “Tứ Sa”là
gì?
Theo một nghiên cứu đáng
tin cậy, Tứ Sa chỉ mới ra đời khi Bắc Kinh “trỗi dậy”- Tập Cận Bình muốn hiện
thực hoá “Giấc mộng Trung Hoa… biến Trung Quốc trở thành siêu cường duy nhất thống
trị thế giới. Muốn làm được vậy, Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển. Mà
muốn trở thành cường quốc biển- thì đầu tiên mà Trung Quốc phải giành lấy Biển
Đông- cửa ngõ đi ra thế giới rộng lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái gọi
là “Tứ Sa”, nói cách khác đây là một thủ đoạn, một mưu toan độc chiến Biển
Đông- biến Biển Đông thành “ao nhà”của mình.
Để độc chiếm Biển Đông,
Trung Quốc phải tìm cho được một cơ sở pháp lý nào đó,… Trước hết là đó là việc
họ đã “phát hiện”ra cái gọi là “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc”(dựa trên một bản
đồ được xuất bản nội bộ của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ năm 1948. Trong bản
đồ đó “Đường lưỡi bò 9 đoạn”bao trùm cả bốn nhóm thực thể lớn trên Biển Đông,
bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc
gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa). Theo một
số học giả Trung quốc- thì họ có 4 lý giải về “Đường lưỡi bò”đó là:
1) Đây là đường biên giới
thể hiện yêu sách chủ quyền đối với các đảo và các thực thể bên trong đường
này;
2) Đây là đường biên giới
quốc gia trên biển;
3) Đây là đường liên quan
đến lịch sử (quyền lịch sử hoặc vùng nước lịch sử);
4) Đây là đường thể hiện
phân định biển trong tương lai.
Các học giả này cho rằng
“Đường lưỡi bò”là “Chủ quyền quyền lịch sử của Trung Quốc…” nhưng đáng tiếc yêu
sách chủ quyền tham lam này đã bị Tòa Trọng tài Luật Biển bác bỏ trong vụ
Philipin kiện Tầu cộng, 2016.
Trần Thuần Nhất- Một học
giả Đài Loan nhận xét rằng: “Lý thuyết này (về Đường lưỡi bò 9 đoạn) không có
cơ sở pháp lý phù hợp theo luật biển.Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu Luật biển
cho rằng: “Đường lưỡi bò được vẽ ra một cách tùy tiện, không có tọa độ để xác định
và là một đường đứt khúc nên không thể xem là một đường biên giới đúng luật…”.
Thất bại về pháp lý (về
Đường lưỡi bò 9 đoạn) trước Phán quyết Biển Đông của Tòa Luật biển (năm 2016),
năm 2017, mấy học giả “dối)”Trung Quốc- lại đưa ra một học thuyết mới- Đó là
khái niệm “Tứ Sa”. Trong lập luận này, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần
đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Mcclesfield với
tên gọi lần lượt là Đông sa, Tây sa, Nam sa và Trung sa. Thay vì được xem là một
nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm trên là một
quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền
và quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế.
Như vậy, trong 4 cách giải
thích về “Đường lưỡi bò 9 đoạn”, thì hai cách giải thích đã bị vô hiệu hoá bởi
Toà trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc, đó là giải thích về “quyền
lịch sử”và “đường biên giới quốc gia”. Chỉ còn lại hai cách giải thích, đó là
đường này thể hiện yêu sách chủ quyền đối với các đảo và các thực thể bên trong
đường này, và cách giải thích đây là “đường phân định biển trong tương lai”. Một
tài khoản cho rằng, Tầu cộng tham lam nhưng ngô nghê…Làm gì có chuyện chủ quyền
quốc gia trong tương lai”. Một tài khoản khác thì cho rằng: Đường phân định biển
trong tương lai chỉ là một cách nói để xoa dịu dư luận quốc tế phản ứng, sẽ
không “trợ giúp gì cho Trung Quốc độc chiếm biển Đông. Vì thế, Trung Quốc chỉ
còn một cách giải thích duy nhất, đó là yêu sách chủ quyền với tất cả các nhóm
đảo và các thực thể bên trong đường này (Đường lưỡi bò 9 đoạn) ”(SIC). Lập luận
này đương nhiên là không có cơ sở pháp lý.
Việt Nam xác định chủ quyền
với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa không chỉ về pháp lý, mà còn là hiện diện, trên
những thực thể này. Còn nhớ, Hoàng Sa – trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng do chính quyền Sài Gòn quản lý. Trong bối cảnh quân đội Việt Nam đang tấn
công như vũ bão giải phóng hoàn toàn Miền Nam, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực cướp
quần đảo Hoàng Sa, 1974 do quân đội Sài Gòn chiếm đóng. Lịch sử còn ghi lại rằng…khi
quân đội Sài Gòn chiếm giữ Hoàng Sa chuẩn bị phản cộng quân Tầu cộng những
chính quyền Sài Gòn đã không đồng ý, vì biết rằng Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Bắc
Kinh để Tầu cộng chiếm quần đảo này. Còn quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì đã
bị nhiều quốc gia chiếm đóng-từ 1988. Cho đến nay, phần lớn quần đảo này do Việt
Nam sở hữu.
Để kết thúc bài viết, Bắc
Hà xin được cung cấp thông tin về Luật biển liên quan đến Hoàng Sa, và Trường
Sa:
Theo nguyên tắc (quan trọng
nhất) của luật biển quốc tế: “Đất thống trị biển”, thì các cấu trúc lúc chìm,
lúc nổi và các bãi ngầm không thể là căn cứ để yêu sách chủ quyền được, … Do
đó, lập luận của Trung Quốc (Về đường lưỡi bò 9 đọn – phi lý) để yêu sách các
vùng nước và thềm lục địa kèm theo là vi phạm nghiêm trọng luật biển quốc tế –
UNCLOS. Nói cách khác phán quyết năm 2016, Toà trọng tài đã phủ nhận chủ quyền
về lịch sử đối với vùng nước bên trong “Đường lưỡi bò 9 đoạn”của Tầu cộng.
Đến đây thì chúng ta có thể thấy: “Đường lưỡi bò 9 đoạn hay “Tứ sa”đều không có gì khác nhau. Đó chỉ là những thủ đoạn nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc mà thôi. Nhưng vì “Đường lưỡi bò 9 đoạn”đã bị Toà trọng tài Luật biển bác bỏ, cho nên Trung Quốc đã “phát minh”ra cái gọi là “Tứ Sa”… Nói một cách khác: “Tứ sa”hay bất cứ tên gọi gì cũng không thể thay đổi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét