Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

TÍNH CHẤT CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Tín ngưỡng, tôn giáo có tính lịch sử. Nó là sản phẩm của lịch sử, ra đời, tồn tại, biến đổi và mất đi gắn với sự vận động, biến đổi của xã hội loài người. Điều kiện lịch sử khác nhau, ở các dân tộc khác nhau thì có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.   
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính quần chúng. Nó phản ánh khát vọng của quần chúng về một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái, là nhu cầu tinh thần, niềm tin của một bộ phận đông đảo quần chúng, nên được đông đảo quần chúng tin theo. Hiện nay, trên thế giới và ở nước ta có rất nhiều người có tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính chính trị, trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo làm công cụ nô dịch mê hoặc, ru ngủ người lao động, để họ chấp nhận sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, khi đó tôn giáo có tính chính trị. Ngày nay, tín ngưỡng, tôn giáo đã và vẫn đang bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. Do đó, đòi hỏi chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống lại sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Tín ngưỡng, tôn giáo có tính  đối lập với khoa học. Chúng phản ánh hư ảo, sai lạc, duy tâm, thần bí thế giới hiện thực vào trong đầu óc con người. Trong lịch sử, nhiều tổ chức tôn giáo, giáo hội đã từng sử dụng quyền lực tôn giáo để phủ nhận các thành tựu khoa học, đàn áp các nhà khoa học. Tính chất đối lập với khoa học trở thành bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo, kìm hãm sự phát triển xã hội.

1 nhận xét: