Thời
gian gần đây, thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đẩy mạnh
tuyên truyền những luận điệu cho rằng ở Việt Nam thực hiện chế độ một đảng cầm
quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị. Sự thực có phải
như vậy?
Để trả lời vấn đề này, trước hết cần làm rõ quan niệm
về dân chủ. Dân chủ hiểu theo nghĩa đích thực và nói một cách ngắn gọn
đó là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng pháp luật. Dân chủ đích thực như thế
chỉ có trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ do Đảng Cộng sản
lãnh đạo.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Dân
chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển đất nước”.
Chế độ dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là dân
chủ của đa số, vì đa số và người lao động; là chế độ mà ở đó,
nhân dân lao động làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”,
được pháp luật bảo đảm; là thể hiện quyền lực của nhân dân, tập
trung và “thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các
hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”.
Thực
tiễn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, mọi đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.
Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và
trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi người dân đều
trực tiếp hay gián tiếp đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến của mình cho các
cơ quan công quyền. Các kênh bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
ngày càng được mở rộng và hoạt động hiệu quả. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong xã hội; là phương châm
hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị; là yêu cầu ứng xử
của cán bộ trong tiếp xúc, quan hệ với nhân dân và chăm lo đến nhân dân.
Trong
các cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam, tỷ
lệ cử tri đi bầu rất cao. Tỷ lệ đại biểu là nữ, người dân tộc thiểu số, chức
sắc tôn giáo trong Quốc hội ngày càng cao (tỷ lệ đại biểu là nữ trong Quốc hội
đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước trên
thế giới). Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; việc
thực hiện đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng... với
nhân dân; những cuộc tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cử tri; việc lấy ý
kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992,... đã tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền làm chủ, thực
thi quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước và đề đạt nguyện vọng,
ý kiến của mình.
Ở
Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm ngày càng tốt
trong thực tế. Hiện nay, có khoảng 70.000 chức sắc trong các tổ chức tôn giáo
đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước; có hơn 20 triệu người
theo tôn giáo. Quyền tự do báo chí, tự do hội họp được thực hiện theo quy định
của pháp luật. Đến năm 2012, cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn
phẩm, 67 đài phát thanh - truyền hình trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt
động truyền hình cáp, 9 đơn vị truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, sản xuất 62
kênh truyền hình trả tiền.
Những
ví dụ trên chưa phải là đầy đủ, nhưng cũng đã thể hiện một cách rõ ràng và sinh
động quyền làm chủ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, báo
chí... của nhân dân; thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, ưu việt của chế độ dân
chủ ở nước ta. Đó không phải là sự “hạn chế”, “vi phạm dân chủ” như các thế lực
thù địch cố tình gán ghép, xuyên tạc.
Thực
tế trên khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với xã
hội và Nhà nước, đối với chế độ dân chủ là không thể phủ nhận. Nhà báo Đinh
Viết Tứ, một người Mỹ gốc Việt, để đập lại những luận điệu đòi xóa bỏ sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam của một số kẻ chống đối ở hải ngoại đã viết:
“Tôi thấy nhất định phải có một đảng chịu trách nhiệm trong công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước, hiện không có lực lượng nào có thể đứng ra làm việc đó,
ngoài Đảng Cộng sản”.
Từ bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đa
đảng chắc chắn sẽ không phải là dân chủ hơn. Điều tệ hại sẽ đến là đất nước mất
ổn định, kinh tế đổ vỡ, xã hội hỗn loạn, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở
một số nước, tất cả đều giáng cả lên đầu nhân dân, dân chủ chỉ là cái cớ cho sự
tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
Hiện
nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm
trọng; “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị
vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng
dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự,
an toàn xã hội”.
Đó là thực tế, nhưng thực tế đó không phải là bản chất của chế độ dân chủ
ở Việt Nam hiện nay, không phải là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam tạo ra. Song, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, điều đó đã làm suy
giảm những giá trị tốt đẹp của nền dân chủ ở nước ta, suy giảm vai trò, vị thế
cầm quyền, lãnh đạo của Đảng, bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, công
kích, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Vì thế, tình trạng suy thoái, tham nhũng, vi phạm dân chủ
nhất thiết phải được khắc phục thật sự hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm: Toàn bộ
hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân trong thực tiễn. Đồng thời, có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên
thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện
của mình. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách
nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội. Đây là yêu cầu rất cơ bản để
bảo đảm và phát huy dân chủ trong xã hội; khẳng định trên thực tế Đảng Cộng sản
Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” như Hiến pháp đã hiến định.
Do vậy, vấn đề đặt ra đối với chế độ dân chủ ở Việt Nam hiện nay là phải thực
hiện tốt hơn nữa sự cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước và xã hội. Phải chăm lo bảo vệ, nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ mà dân
tộc, nhân dân ta đã và đang đặt lên vai Đảng.
Như
vậy, có thể thấy rằng, những luận điệu xuyên tạc thực tế dân chủ ở Việt Nam,
cho rằng chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền không bảo đảm dân chủ, đòi đa
nguyên, đa đảng,... là một thủ đoạn thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình”
chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với xã hội của các lực thù địch. Chúng ta cần hết sức cảnh giác với
những luận điệu sai trái này. Mọi mưu đồ và hành động chống phá, đòi thủ tiêu
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang bị chính nhân dân và nền dân
chủ ở Việt Nam bác bỏ, làm phá sản./.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa