Quan điểm này
thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ nhận con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những thành tựu của nước ta qua hơn 30 năm đổi mới
Trước hết, phải
khẳng định quan điểm cho rằng Việt Nam kiên định quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội
Xôviết là không đúng thực tế. Với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã từ bỏ mô hình này, một mô hình có nhiều
khuyết tật như dựa trên cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phủ nhận kinh tế
thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển…Đảng ta đã tự phê bình sai lầm
giáo điều trong việc áp dụng mô hình Liên Xô trước đây. Đảng ta tiến hành đường
lối đổi mới, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng
đã xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 8 phương hướng cơ
bản và 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững là sự khái quát lý luận về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lý luận đó cần được tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết, bổ sung và phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
cách mạng.
Còn chủ nghĩa
Mác-Lênin ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, điều đó không chỉ
những người mácxít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Ví dụ,
Giắccơ Đêria, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng
của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại
không thể thiếu Mác được. Chương trình thời đại chúng ta trên sóng phát thanh
radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả
trong số 20 triết gia vĩ đại được đưa ra lựa chọn, C.Mác được chọn là triết gia
vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc
của ông. Giáo sư trường đại học tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) Terry
Eagleton trong tác phẩm Tại sao Mác đúng? Vẫn khẳng định tính đúng đắn của những
quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới ngày nay, ông phản bác ý kiến cho rằng
“chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Ở các nước xã hội chủ nghĩa
như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào và ở nhiều Đảng Cộng sản và công nhân quốc
tế trên thế giới như Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng
sản Nhật Bản…vẫn khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học.
Khi đánh giá
chủ nghĩa Mác-Lênin, cần phân biệt những giá trị bền vững của những nguyên lý
cơ bản của nó với một số luận điểm cụ thể của Mác, Ăngghen, Lênin đúng trong thời
đại của các ông nhưng đã bị lịch sử vượt qua trong điều kiện mới của thời đại,
nhất là không được lẫn lộn chủ nghĩa Mác-Lênin với những nhận thức sai và làm
trái với chủ nghĩa Mác-Lênin của những người lãnh đạo của đảng này hay đảng
khác, ở nước xã hội chủ nghĩa này hay nước xã hội chủ nghĩa trước kia hay hiện
nay. Cần phân biệt chủ nghĩa Mác-Lênin với những quan điểm của chủ nghĩa xét lại,
cơ hội giả danh mácxít, cố tình xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa Mác-Lênin để chống
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cần nhận thức
rõ rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa
học, nó không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó không phải
là nhất thành bất biến. Vì vậy, phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác – Lênin cho phù hợp với thời đại, với điều kiện lịch sử mỗi nước, mỗi giai
đoạn. Lênin đã từng nói áp dụng chủ nghĩa Mác ở Nga phải khác với ở Đức, Anh,
Pháp…, vì chân lý luôn luôn là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo. Phân tích cụ
thể mỗi tình hình cụ thể là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.
Đối với cách mạng
Việt Nam, vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được khẳng định trong hơn
85 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ
khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin mới tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc. Năm 1924, khi độc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy “Đây là cái cần
thiết nhất cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”. Trong cuốn
đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết
nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin. Về sau trong nhiều tác phẩm, bài diễn văn của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin và yêu cầu học tập, tu
dưỡng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Người coi chủ nghĩa Mác-Lênin
là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người viết: “Đảng
ta nhờ kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với tình hình thực tế của nước ta, cho nên
đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”.; “học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học
tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình;
là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách
sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”. “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng
về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa
Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn
những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được
quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối,
phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình
hình nước ta”.
Việc đem đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là
rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgic. Bởi vì, về mặt lịch
sử, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền
thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa
Mác-Lênin thông quan hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Người. Chủ nghĩa
Mác-Lênin chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất để hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm
và phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin để
nghiên cứu thực tiễn và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam, vượt lên trước những
nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự khủng hoảng về con đường tiến lên của
dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển
và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới. Như vậy, về mặt logic,
về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không
có sự đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin như một số người tưởng tượng ra. Và do đó
cũng không có cái gọi là “cuộc nội chiến về tư tưởng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh
và chủ nghĩa Mác-Lênin” từ năm 1930 đến nay ở Việt Nam như có người nhận định.
Hồ Chí Minh là người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác.
Không thể tin bọn phản động nói
Trả lờiXóa