Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ. Người Việt tin
rằng, tổ tiên ông bà, tuy đã chết nhưng
vẫn "sống" ở thế giới bên kia, vẫn “quan tâm” đến con cháu hiện tại,
con cháu phải thờ cúng để cầu và mong sự phù hộ độ trì
Tín
ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc. Người Việt có
văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với làng, nước và
“nâng” họ lên thành các lực lượng siêu nhiên để thờ cúng, mong sự giúp đỡ.
Tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt rất phong phú như:
Mẫu tam phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải), tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên,
Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Liễu Hạnh cai quản Nhân phủ). Người Việt còn “nữ
hóa” các vị thần trong các tôn giáo, kết hợp thờ cô, thờ mẫu trong các điện
thần của các tôn giáo khác.
Tín ngưỡng nghề nghiệp. Người
Việt chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên thực hành các tín ngưỡng, lễ nghi gắn với
sản xuất nông nghiệp: tín ngưỡng phồn thực, tôn thờ cây lúa, thần lúa, Tết cơm
mới… để mong sinh sôi nảy nở “của nhiều, vật thịnh”.
Tín ngưỡng tổ nghề. Người
Việt luôn tri ân, tôn thờ những người có công lập nghề, truyền nghề thủ công,
ca kỹ, nghệ thuật cho dân làng, dân làng đều lập đền thờ, thực hiện các lễ nghi
tôn thờ các vị tổ đó. Những người
Việt buôn bán thường thờ thần Tài.
Tín ngưỡng ngư nghiệp,
người Việt thờ thần Cá Ông, Tứ vị Thánh Nương, thờ Cô bác… Đi dọc ven biển Việt
Nam ta gặp nhiều đền thờ cá Ông, nghĩa địa cá Ông… được chăm nom như nghĩa địa
của tổ tiên, ông bà.
Tín ngưỡng theo nghi lễ vòng đời của con người như: Người Việt thờ Bà Mụ, lễ đầy tháng, lễ thành đinh, lễ thờ
ông tơ, bà nguyệt, mừng thọ, lên lão, thờ bản mệnh, tang ma… khá cẩn
trọng.
Sống trong thế giới tự
nhiên đầy bất trắc, người Việt cũng có hệ thống tín ngưỡng tôn thờ các hiện
tượng tự nhiên: thờ đá, thờ cây, thờ lửa, thờ nước, thờ mây, mưa, sấm chớp (tứ
pháp) khá phong phú, theo tư tưởng vạn vật hữu linh, “có thờ có thiêng, có
kiêng có lành”. Người Việt còn tin, thực hành các hình thức ma thuật, phù thủy,
bùa phép, bói toán.
Bài viết bày rất hay
Trả lờiXóa