Quan
điểm “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” là quan điểm phản động về
chính trị và phản khoa học.
Thực
tiễn tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang trong lịch sử nhân loại đã
chứng minh: sự xuất hiện của lực lượng vũ trang, của quân đội gắn liền với
chính trị, với sự ra đời của Nhà nước và chiến tranh, không thể có và không bao
giờ có lực lượng vũ trang, có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị. Về bản
chất, lực lượng vũ trang bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, nhà
nước và đảng phái chính trị để đấu tranh vũ trang thực hiện mục đích chính trị
của giai cấp, Nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng lực lượng vũ trang đó. Trong xã
hội chiếm hữu nô lệ quân đội là công cụ bạo lực của tầng lớp chủ nô quý tộc, có
nhiệm vụ bảo vệ nhà nước chủ nô, thực chất là bảo vệ lợi ích và sự thống trị
của tầng lớp chủ nô quý tộc. Trong xã hội phong kiến, quân đội là công cụ bạo
lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bảo vệ sự thống trị và lợi ích của giai
cấp địa chủ phong kiến. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quân đội là công cụ bạo
lực của giai cấp tư sản nhằm bảo vệ nhà nước tư sản và lợi ích của giai cấp tư
sản.
Hiện
nay, các nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước
giữa các đảng phái chính trị tư sản diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan
điểm: “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài
chính trị” được những người đứng đầu các đảng phái chính trị tư sản ra sức tán
dương, cổ suý; thực chất các đảng phái chính trị tư sản muốn quân đội phải đứng
ngoài cuộc đấu tranh chính trị tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực
Nhà nước của các đảng phái chính trị tư sản.
Quan
điểm: “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài
chính trị” không chỉ phản động về chính trị và phản khoa học mà còn cố tình
phản ánh sai lệch thực tiễn xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng
của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành gần
bảy thập kỷ qua đã chứng minh: Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính
nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; luôn là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã sản sinh ra Quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng, một quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân; hàng triệu người đã anh dũng chiến đấu hy sinh chiến đấu vì độc lập dân
tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là người sáng
lập, tổ chức và lãnh đạo quân đội; quân đội phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố có nghĩa quyết định sự trưởng
thành, chiến thắng của quân đội - chân lý này đã được lịch sử cách mạng Việt
Nam và sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta gần 70 năm qua chứng minh. Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới ra đời đã là đội quân mang bản
chất của giai cấp công nhân Việt Nam, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, của nhân dân và của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá II, tháng 4 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Quân
đội ta là quân đội “quyết chiến quyết thắng”, có “lập trường chính trị vững
chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Tư
tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy rõ bản chất giai cấp của quân đội ta
là bản chất giai cấp công nhân; và quân đội ấy là quân đội của nhân dân và do
giai cấp công nhân lãnh đạo.
Mục
tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực chất là nhằm đem
lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Khi chưa có chính quyền nhà nước, đất
nước còn trong cảnh “vong quốc nô”, nhân dân lao động còn chìm đắm trong kiếp “ngựa
trâu”, sống dưới ách đô hộ của phong kiến, thực dân, thì các lực lượng vũ trang
của quần chúng, mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một tổ chức vũ
trang chủ lực phải chiến đấu giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là giành độc lập cho dân tộc, tự
do hạnh phúc cho nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy,
mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, mục tiêu, nhiệm vụ của
cách mạng, của dân tộc cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta.
Hay nói cách khác, quân đội ta chiến đấu là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu,
lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc và nhân dân Việt Nam,
thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng, của dân tộc trong
từng giai đoạn. Đó là sự biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, tính
nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta, một tổ chức quân sự kiểu mới của giai
cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Mối quan
hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam thể hiện rất
sâu sắc trong bản chất chính trị - xã hội của các lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam. Đưa ra luận điểm:”quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải
trung lập đứng ngoài chính trị”, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, những người đưa ra các quan điểm này cố tình làm cái việc “tách” vấn
đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của
lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội ta. Đó là quan điểm vừa phản khoa học
vừa phi lịch sử, thực chất của quan điểm này nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, tách quân đội, ra
khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Không
thể tách vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất, mục tiêu, lý tưởng
chiến đấu, trong chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Quân đội ta là của dân tộc
Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, cũng đồng thời là của giai cấp công nhân Việt
Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch,
vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo
dục”.
Trong
quá trình xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng quân đội về chính trị, coi đó là gốc, rễ,
nền tảng để xây dựng quân đội ta vững mạnh về mọi mặt, nâng cao sức mạnh chiến
đấu của quân đội. Nhờ vậy, quân đội ta luôn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng
chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân
dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân
đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào
cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đáng thắng”.
Hiến pháp - đạo luật cơ bản - khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng với Nhà nước và toàn xã hội, đồng thời ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng
đối với lực lượng vũ trang, ghi nhận sự trung thành tuyệt đối của quân đội, của
các lực lượng vũ trang với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc, dân tộc, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là sự ghi nhận, sự khẳng định một thực tế lịch sử,
một tất yếu khách quan, không thể lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để làm
thay đổi bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, xoá bỏ sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội. Dù ai đó kiến nghị, với động cơ chính trị gì thì vô hình
dung đây là hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng
nước ta./.
Bài viết rất hay, phân tích sắc bén
Trả lờiXóa