Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

VÌ SAO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở MỸ, ĐỨC ĐANG ĐI VÀO NGÕ CỤT?

Người dân lao động một mặt là bán sức lao động cho các ông chủ, mặt khác cũng là khách hàng của chính các ông chủ ấy. Khách hàng thu nhập càng nhiều, họ chi tiêu càng lắm, các ông chủ sẽ càng có nhiều lợi nhuận.
Trong suốt gần 3 thập niên qua, nhất là kể từ khi khối CNXH ở đông Âu sụp đổ, thu nhập của giới lao động ngày càng giảm. Trong khi nền kinh tế phát triển thì người hưởng lợi duy nhất vẫn chỉ là các ông chủ vốn đã giàu lại càng giàu hơn. Lương hưu, tiền hỗ trợ cho người thu nhập thấp cũng như tiền lương trong hầu hết các ngành nghề tính theo sức mua đều bị giảm một cách đáng kể. Điều đó có nghĩa rằng khách hàng hoặc sẽ phải giảm chi tiêu, hoặc phải chọn mua hàng giá rẻ. Rốt cuộc các ông chủ tiếp tục phải tăng giá bán, giảm giá thành, trong đó giảm lương người lao động để có thể tiếp tục có nhiều lợi nhuận. Từ các lý do đó, ngân sách nhà nước ngày càng hao hụt, nguồn thu không có, nguồn chi cần thiết vẫn vậy và vay nợ là điều tất yếu để có thể trang trải.
Cái vòng luẩn quẩn đã khiến cho các nước lao vào các cuộc khủng hoảng nợ công không còn lối thoát mà chẳng có chính trị gia nào có thể giải quyết được trong vòng ít nhất 30 năm tới đây.
Tuy nhiên có thể bạn từng đọc qua rằng, vay nợ tức là sống bằng mồ hôi công sức của thế hệ sau, đó là quan điểm sai lầm. Nợ của người này thực ra là tài sản của người kia. Nếu không có việc vay nợ thì kẻ có tiền sẽ chẳng bao giờ làm ra được thêm tiền và cũng sẽ chẳng ai giàu lên được nhờ cho vay nợ. Thế nhưng những kẻ vay nợ họ sẽ phải để lại khoản nợ ấy cho thế hệ sau của họ thừa kế và những kẻ cho vay nợ thì thế hệ sau của họ vẫn là các ông chủ nợ, vai trò không hề thay đổi.

1 nhận xét: