Ðây
là sự quy chụp, áp đặt cho chủ nghĩa Mác - Lênin một cách vô căn cứ. Bởi vì
chia rẽ, cực đoan không phải là bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà đó là tư
tưởng, và hành động sai lầm của những người theo chủ nghĩa chia rẽ, bè phái, tả
khuynh hoặc hữu khuynh...
Trên
thực tế, như chúng ta biết, Mác, Ăngghen, Lênin luôn nêu cao tinh thần đoàn
kết, thống nhất trong phong trào cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản,
Mác và Ăng-ghen đã đưa ra khẩu hiệu "vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết
lại!". Về sau này Lênin bổ sung thêm: "Vô sản toàn thế giới và các
dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
xây dựng các chính đảng cách mạng, Mác, Ăngghen, Lênin đều yêu cầu phải đoàn
kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh của tổ chức cách mạng. Lênin coi giữ gìn
sự đoàn kết trong Ðảng Cộng sản như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Ðảng
Cộng sản Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Ðảng. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam cho thấy khi nào đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ là thất
bại. Ðảng đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý
chí, chia rẽ, bè phái. Coi chia rẽ, bè phái là một trong những tội nặng nhất,
làm phá hoại tổ chức đảng. Tổng kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong
Cương lĩnh năm 2011 của Ðảng đã rút ra bài học quan trọng: "Không ngừng
củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Ðảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế. Ðó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to
lớn của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Ðoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Ðảng cũng
khẳng định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bọn phản động toàn xuyên tạc, không có cơ sở
Trả lờiXóa