Tôn giáo, theo nghĩa rộng là một hiện
tượng xã hội, một “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở
tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu
tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng tôn thờ”. “Tôn
giáo là sự tin tưởng và sùng bái sức mạnh siêu phàm của thần linh, bắt đầu xuất
hiện từ cuối công xã nguyên thuỷ, lúc đầu có hình thức sơ khai, gọi là tôn giáo
nguyên thủy, sùng bái tự nhiên như bái vật giáo: thờ thần lửa, sinh thực khí;
thờ Tô tem, sau đó phát triển thành đa thần giáo, nhất thần giáo và thành tôn
giáo quốc tế”.
Theo nghĩa hẹp, tôn giáo là hiện tượng xã
hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ chức, hoạt
động tôn thờ lực lượng siêu nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó là do sự
phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.
Tôn giáo bao gồm toàn bộ quan niệm, ý
thức, tình cảm, hành vi, hoạt động, tổ chức tôn giáo. Nó đồng nghĩa với đạo, để
chỉ các tổ chức tôn giáo như đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao Đài... Theo đó, tôn
giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thiết chế xã hội -
một lực lượng xã hội có
tổ chức.
tổ chức.
Ở nước ta, về mặt quản lý nhà nước, một tổ
chức tôn giáo được công nhận khi có đủ các điều kiện sau: “Là tổ chức của những
người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần
phong, mỹ tục, lợi ích dân tộc; có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục
đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của
pháp luật; có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; có trụ
sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp; có tên gọi không trùng tên tổ chức tôn
giáo đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận”.
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa