Tín ngưỡng dân gian
người Việt phổ biến là tín ngưỡng đa thần, gắn chặt với các huyền thoại, truyền
thuyết, thần tích. Nơi thờ cúng chủ yếu là ở đình, đền, miếu, tại nhà, vườn,
gốc cây, mô đất,… nghi lễ giản đơn…
Tín ngưỡng
dân gian người Việt chủ yếu gắn với cộng đồng nhỏ hẹp trong gia tộc, dòng họ,
làng xã “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; gắn bó chặt
chẽ với văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc, chưa hình thành các thiết
chế tổ chức chặt chẽ.
Thế giới thần linh, ma
quỷ hòa nhập, gần gũi với con người, thậm chí trong một số tín ngưỡng, con
người có thể “giao tiếp” với thần linh mà không cần qua người trung gian như
thầy cúng, bà đồng, phù thủy…
Tín ngưỡng dân gian
người Việt có khả năng tác động, hòa nhập, bản địa hóa các tôn giáo ngoại nhập,
khiến cho tín ngưỡng dân gian thích ứng, biến đổi, tồn tại lâu bền hơn.
Hiện nay, đời sống tín ngưỡng dân gian của người Việt có
biến đổi lớn. Hiện nay, nhiều tín
ngưỡng và nghi lễ dân gian được phục hồi và tạo nên đời sống tâm linh, tín
ngưỡng khá sôi động. Cùng với sự phục hồi này, đời sống văn hóa truyền thống
cũng phục hưng tạo nên bức tranh văn hóa Việt phong phú, đa dạng theo hướng kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Tuy nhiên, trong sự
phục hồi các tín ngưỡng dân gian đó, một số hủ tục, mê tín cũng phục hồi, phát
sinh, biến tướng. Việc lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh, phản văn
hóa, phi nhân tính vẫn tồn tại.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa