Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo,
xuất hiện “hiện tượng tôn giáo mới”. Đây là
kết quả của hai quá trình: quá trình phân liệt, chia tách từ một tôn giáo ra thành
các tôn giáo, hệ phái khác nhau về giáo lý, sự tu trì; và quá trình hòa hợp
liên kết, đại kết các tôn giáo cùng hướng tới những mục tiêu nhất định. Quá
trình chuyển đạo, đổi đạo làm xuất hiện ngày càng nhiều hệ phái tín ngưỡng tôn
giáo và các “hiện tượng tôn giáo mới”.
Xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo. Lợi dụng quá trình toàn cầu hoá các lĩnh vực của đời sống
xã hội, các tôn giáo như Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và cả “hiện tượng tôn
giáo mới”, đều mở rộng ảnh hưởng, mong muốn trở thành tôn giáo toàn cầu. Sự đua
tranh đó đã dẫn đến sự cạnh tranh, sự rèm pha, thậm chí tiêu diệt nhau giữa các
tôn giáo. Bộc lộ rõ nhất cho xu thế này là một số phần tử cực đoan của Kitô
giáo và Hồi giáo đang tìm mọi cách để “mở rộng nước Chúa”, gây thanh thế nhằm
đưa tôn giáo mình áp đặt cho cả nhân loại. Điều đó làm tiềm ẩn nhân tố xung đột
tôn giáo.
Xu hướng dân tộc hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là xu hướng quan trọng, phản ánh tính thống nhất và đa
dạng trong tôn giáo, trong văn hóa với mong muốn bảo vệ bản sắc văn hoá (trong
đó có tôn giáo) của quốc gia mình. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng này là các
dân tộc đều có ý thức hướng về tôn giáo truyền thống, tiếp biến tôn giáo ngoại
sinh thành tôn giáo truyền thống của bản thân. Ở phương Đông, xu thế này đã có
cơ sở hiện thực từ truyền thống “hoà nhi bất đồng” giữa các tôn giáo. Các tôn
giáo ngoại nhập thường bị khúc xạ, thay đổi trong quá trình giao thoa, tiếp
biến. Sự Việt hoá các tôn giáo ngoại nhập, sáng tạo ra các tôn giáo dân tộc như
đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo là ví dụ điển hình.
Thế tục hoá tôn giáo cũng là một trong những xu hướng cơ bản, và ngày càng phổ biến
trong đời sống sinh hoạt các tôn giáo.
Do vai trò tôn giáo ngày càng bị thu hẹp
nhường chỗ cho chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, nên không ít
người đến với tôn giáo với nhiều động cơ, ý đồ, tham vọng khác nhau, chứ không
thuần tuý là niềm tin tôn giáo. Các tôn giáo nhập thế bằng cách tham gia vào
các những hoạt động văn hoá xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế..., hy vọng giải
quyết những vấn đề thế tục, cứu giúp đồng loại.
Xu hướng thế tục hoá cũng
còn biểu hiện khá sinh động trong cuộc đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong
từng tôn giáo, muốn xoá bỏ những nội dung lỗi thời trong giáo lý, những khắt
khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ, các tôn giáo và
không tôn giáo, đấu tranh cho một thế giới đầy tình thương và hoà bình.
Tuy nhiên, sự thái quá
của xu thế này cũng dễ làm cho đời sống tôn giáo bị vẩn đục, nhiều hoạt động và
hành vi tôn giáo, mang tính thực dụng, buôn thần bán thánh, thương mại hoá sâu
sắc.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa