Ngay sau khi Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những
điều đảng viên không được làm được ban hành, một số người, trong đó có Nguyễn
Đình Cống – một cái tên quen thuộc trong làng “dân chủ” - đã nhanh chóng tung
lên mạng xã hội những bài viết, mà danh là “phản biện”, “góp ý” nhưng thực chất
lại là soi mói, đơm đặt, thậm chí xuyên tạc, hòng chống phá Đảng.
Thành thông lệ, trước mỗi chủ trương, quyết sách của Đảng, các thế lực phản
động, cơ hội chính trị luôn dựng lên cái gọi là “lề Đảng” và “lề Dân” mà ở đó,
theo chúng: “lề Đảng” thì luôn “hết lời ca ngợi” dù “chưa biết hay dở thế nào”,
còn “lề Dân” thì thường hoặc là bàng quan, nghi ngờ, hoặc là phản đối… Khi Quy
định 37 được ban hành, trong bài viết “Phản biện điều không được làm”, Nguyễn
Đình Cống cho rằng: “tăng cường cấm đoán chỉ chứng tỏ đang bất lực” và “chủ yếu
là để lên gân… chẳng giải quyết được việc gì”. Trong khi nội dung 19 điều cấm đối
với đảng viên được quy định cụ thể và được công khai rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng, vậy mà Nguyễn Đình Cống không chỉ dựng lên câu chuyện
“trước năm 2006 Đảng không có những điều cấm”, Y còn thêm thắt cái gọi là “thừa
số chung” với cụm từ “Không được không” vào trước 19 điều trong Quy định số
37-QĐ/TW. Y cho rằng: “một tổ chức cần dùng nhiều lệnh cấm chứng tỏ đã và đang
phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối mà không thể khắc phục được bằng những
biện pháp giáo dục thông thường” và Y quả quyết rằng: Đảng ban hành Quy định 37
là “không giải quyết vấn đề từ gốc mà chỉ thô bạo xử lý việc đầu ngọn”…
Chưa cần bàn đến những “phản biện” và lời bàn luận của Cống có hợp lý hay
không, nhưng chúng ta thấy rất rõ động cơ, đạo đức cầm bút thấp hèn của kẻ danh
xưng “dân chủ”, khi cố tình hiểu sai và làm cho người khác hiểu sai về những
quy định trên. Đối với người cán bộ, cái gốc đạo đức đó chính là tinh thần “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân. Việc ban hành Quy định về những điều đảng viên không được làm giống
như vạch ra một ranh giới rõ ràng, giữa trắng và đen, giữa sai và đúng… để người
cán bộ, đảng viên tự giác tuân thủ, làm theo. Hiểu rõ những gì mình được làm và
không được làm là cách chính xác nhất để người cán bộ đảng viên thực hiện bổn
phận của mình.
Còn về cách lập luận, ngụy tạo, mang đầy màu sắc âm mưu: “Cấm có nghĩa là
mắc sai lầm và không quản lý được” – đó là thứ suy luận phi logic, là thuật ngụy
biện sơ đẳng nhất mà các nhà dân chủ như Nguyễn Đình Cống sử dụng nhằm xuyên tạc
Quy định số 37 của Đảng về những điều đảng viên không được làm. Theo lập luận của
Cống, không lẽ các nước trên thế giới nghiêm cấm sử dụng chất kích thích như rượu
bia, ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông là do họ không quản lý được
lái xe sử dụng những thứ này? Tương tự như vậy, áp dụng cách suy luận của Cống
và đám dân chủ giả cầy, ở chiều ngược lại: không cấm tức là quản lý được. Nếu cứ
đem cái công thức ngớ ngẩn đó của Cống và đồng bọn áp dụng vào thực tiễn thì
còn nhiều điều bi hài nữa, ví dụ như: cấm bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi
– vì người dưới 18 tuổi luôn sử dụng rượu bia và nhà nước không quản lý được.
Thật nực cười!
Cần phải khẳng định rằng, mỗi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành, luôn phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, mà nguyên tắc cao nhất đó là bám sát sự vận động, phát triển của thực tiễn. Đành rằng, sẽ có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá về các chủ trương, quyết sách của Đảng, nhưng không thể có chuyện các chủ trương, các quy định chỉ là để “dọa nhau” như Nguyễn Đình Cống và một số kẻ đơm đặt. Quy định về những điều đảng viên không được làm và kết quả đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy công quyền của Nhà nước thời gian qua luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân, đó là minh chứng rõ nhất, phản bác lại luận điệu “lề Đảng”, “lề Dân” của những kẻ cơ hội chính trị. Việc Trung ương ban hành Quy định 37 càng chứng minh rõ hơn quyết tâm chính trị của Đảng ta trong cuộc chiến phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đó cũng là biểu hiện cao nhất trong trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; không hề có cái gọi là “Đảng đang tỏ ra bất lực” hay “rệu rã” như Nguyễn Đình Cống và một số kẻ khác đang cố tình tuyên truyền nhảm nhí./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét