Thứ nhất, mâu
thuẫn giữa yêu cầu cấp thiết và cấp bách của công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù
địch trong bối cảnh chuyển đổi số với sự hạn chế về năng lực chuyên môn nói
chung, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ số nói riêng.
Thứ hai, thiếu chiến lược tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng dưỡng nguồn nhân lực truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số hiện nay.
Thứ ba, còn nhiều hạn chế trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực truyền thông, chưa đầu tư mạnh vào đào tạo lực lượng kế cận là sinh viên.
Cả 4 nhóm cán bộ
nòng cốt hiện đang công tác mới được đào tạo bài bản ở một vài lĩnh vực cụ thể.
Đề án 35 của các cơ quan Trung ương và địa phương đã dành ngân sách cho bồi dưỡng
nhân lực, nhưng thời lượng các khoá bồi dưỡng còn ngắn, chủ yếu cung cấp thông
tin về vấn đề chứ chưa thể đi sâu vào 7 nhóm kiến thức và kỹ năng tối cần thiết
đã nêu trên.
Đối tượng bồi
dưỡng trình độ đầu vào không đều nhau, phần lớn là không còn trẻ, nên việc tiếp
cận với lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là thực hiện học tập qua thực tế là khó
khăn hơn nhiều so với sinh viên đại học còn trẻ, có kiến thức nền tảng tốt và
có khả năng thích ứng nhanh trong môi trường số.Hiện nay ở Việt Nam, nhiều cơ sở
đào tạo, trong đó điển hình nhất
Đối tượng đào tạo
cho nguồn nhân lực kế cận là các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh
các ngành lý luận, công an, quân đội, báo chí, công nghệ thông tin, báo chí
truyền thông nói chung và truyền thông chính sách nói riêng. Trừ chuyên ngành
truyền thông chính sách, các ngành đào tạo về công nghệ thông tin, báo chí truyền
thông có thị trường rộng mở, sức hút từ các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp
truyền thông thuộc ngành công nghiệp truyền thông, công nghiệp văn hoá và giải
trí là quá lớn. Do nhu cầu thị trường nhân lực nghiêng về cơ quan báo chí và
lĩnh vực doanh nghiệp hay kinh tế báo chí truyền thông nên nội dung, vị trí việc
làm tương thích sẽ dẫn đến tình trạng số sinh viên ra trường chọn làm việc
trong lĩnh vực truyền thông chính sách sẽ ít đi. Năng lực về công nghệ truyền
thông chính sách cũng không đạt yêu cầu cao như năng lực ứng dụng công nghệ đối
với lĩnh vực báo chí hay doanh nghiệp.
Dù đã có nhiều nỗ lực lớn trong dầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ trong đào tạo công nghệ truyền thông, nhưng hầu hết các cơ sở đào tạo vẫn còn phải đối mặt với tính bắt buộc trong đào tạo thực hành công nghệ truyền thông. Việc đi thực tế, thực tập nghề nghiệp của sinh viên là một thách thức rất lớn bởi trong thực tế chưa có nhiều các thiết chế truyền thông chính sách có đủ điều kiện về nhân lực hướng dẫn, mô hình công nghệ truyền thông chính sách, nền tảng công nghệ truyền thông chính sách tiên tiến, do đó việc tổ chức đào tạo kỹ năng nghề nghiệp là một khó khăn không nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét