Ở Việt Nam, thực
hiện bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm sát sao của Đảng, Chính phủ,
các cơ quan cũng như các tổ chức cả trong và ngoài nước. Hệ thống chính sách,
pháp luật của nhà nước không ngừng được hoàn thiện, công tác tổ chức được triển
khai đồng bộ, quyết liệt cùng với sự tăng cường hợp tác với các đối tác phát
triển và các tổ chức của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Ủy
ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc… để giải quyết các vấn đề xoay quanh bình đẳng
giới.
Sau 10 năm thực hiện
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 24/12/2010, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng
khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước...
Một là, từng bước
giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Thể hiện trước hết ở việc
tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm Báo
cáo số 362/BC-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011-2020 cho thấy, tỷ lệ nữ giới
tham gia các cấp ủy Đảng khóa sau đã tăng hơn khóa trước. Cụ thể: Tỷ lệ nữ giới
tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI là 8,62%, các Đảng bộ trực thuộc
Trung ương là 11,4%, cấp huyện là 14% và cấp cơ sở là 18,1%; tới khóa XII, các
tỷ lệ tương ứng đạt lần lượt là 10%, 13,3%, 14,3% và 19,07%. Việt Nam nằm
trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, khóa XIII đạt
24,2%, khóa XIV đạt 27,31%, khóa XV đạt 30,26%.
Hai là, trong
lĩnh vực kinh tế, kết quả bình đẳng giới
cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thể hiện ở khía cạnh giảm khoảng cách giới
trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế cho
phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân
tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; chú trọng
phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Theo kết quả Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm đến 47,3% lực
lượng lao động chính của cả nước. Tính đến tháng 10/2019, có khoảng trên
285,6 nghìn doanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh
nghiệp cả nước. Tỷ lệ nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ
nữ thạc sỹ đạt 54,25%, tỷ lệ tiến sĩ đạt 30,8%..
Ba là, trong, đảm
bảo bình đẳng giới trong tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
đời sống gia đình cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Theo kết quả của Tổng
điều tra, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam đã được khống chế ở mức
ổn định nhiều nhờ nỗ lực đưa SRB về mức cân bằng tự nhiên với mức 111,5 bé
trai/100 bé gái sinh ra sống. Nhờ tính hiệu quả của hệ thống y tế trong việc
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước, trong và sau sinh, tỷ số tử
vong của bà mẹ đã giảm từ 69 ca trên 100 nghìn ca sinh sống năm 2009 xuống còn
46 ca trên 100 nghìn ca sinh sống năm 2019. Những nỗ lực giải quyết vấn đề
bình đẳng giới còn được lồng ghép trong lĩnh vực văn hóa và thông tin thông
qua việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về giới và
bình đẳng giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét