Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Việt Nam có nền một văn hóa phong phú, giàu bản sắc, được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều phương diện, được công nhận cả ở tầm khu vực và quốc tế là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Hệ thống di sản văn hóa phong phú, cảnh quan kỳ vĩ và thơ mộng là những tài sản vô giá, có tiềm năng chuyển hóa thành những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, thương mại cũng như tạo dựng thương hiệu, vị thế của văn hóa Việt Nam.

Trong những năm, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được khẳng định và nâng tầm trong điều kiện mới. Hàng loạt những hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc được phục hồi và có bước phát triển mới. Những lễ hội dân gian của các làng quê, của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam được khôi phục và tổ chức thường xuyên, một mặt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, qua đó sáng tạo, bổ sung, phát triển nâng tầm giá trị bản sắc văn hoá, tăng cường tinh thần đoàn kết, ý thức gắn bó cộng đồng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, thông qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã từng bước được cải tạo phù hợp với nếp sống văn minh, tiến bộ.

Chúng ta không chỉ chú trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, mà còn tiếp thu có chọn lọc nhiều loại hình, sinh hoạt văn hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta từng bước tiếp cận nền văn minh thế giới với trình độ và công nghệ hiện đại, tạo cơ sở tiền đề cho sáng tạo những giá trị mới, tự khẳng định mình trên trường quốc tế. Qua tiếp xúc, giao lưu, học hỏi sẽ làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần phát triển đất nước lên một tầm cao mới, nâng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Những giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại được kế thừa phát triển sẽ tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp cận với nền văn minh trí tuệ, làm giàu tri thức, tích cực lao động, cống hiến làm giàu cho bản thân, cho cộng đồng và xã hội. Mỗi con người Việt Nam hiện nay đang có khát vọng làm giàu, xoá nghèo nàn lạc hậu, đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội, phấn đấu đưa nước ta phát triển, sánh vai các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được nâng lên tầm cao hơn, hiệu quả, thiết thực vì lợi ích và phẩm giá con người; gắn chặt yêu nước với yêu quí lao động chân chính, hiệu quả, tích cực làm giàu cho bản thân, quê hương và xã hội.

Thực tiễn cho thấy, văn hóa không chỉ đồng hành cùng dân tộc, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của dân tộc mà trên nhiều phương diện còn giữ vai trò tiên phong, thúc đẩy phát triển đất nước. Vì vậy, bảo vệ lợi ích dân tộc về văn hoá là một bộ phận hợp thành của lợi ích quốc gia; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vị thế văn hoá dân tộc trong cộng đồng văn hóa thế giới phải được coi là một nhiệm vụ có ý nghĩa trọng yếu. Đồng thời, nếu không hướng đến những mục tiêu phát triển rộng lớn, không đạt được nhịp độ và hòa nhập với sự phát triển chung như nhiều quốc gia trên thế giới thì Việt Nam, văn hóa Việt Nam sẽ bị chậm bước thậm chí sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trước những chuyển biến ngày càng mau chóng của văn minh nhân loại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét