Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

XU HƯỚNG GIẢM SINH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Mức sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả quy mô và cơ cấu dân số của một quốc gia. Mức sinh vừa là một yếu tố tác động, vừa là một chỉ báo phản ánh mức độ phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên Thế giới. Ở hầu hết các nước đang phát triển, có mức thu nhập từ trung bình trở lên, mức sinh đều biến đổi theo xu hướng giảm về mức sinh thay thế  hoặc  đang xuống thấp hơn. 

Xu hướng biến đổi mức sinh ở các nước trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khái quát qua lý thuyết về thời kỳ quá độ dân số. Khi bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các xã hội sẽ đồng thời trải qua thời kỳ quá độ dân số, chuyển từ thời kỳ có mức sinh và mức chết đều cao sang thời kỳ có mức sinh và mức chết đều thấp. Thời kỳ quá độ dân số được coi là kết thúc khi khi mức sinh giảm chạm ngưỡng mức sinh thay thế và ổn định (tương ứng với TFR/số con trung bình là 2,10 con/phụ nữ).

Ở hầu hết các nước đang phát triển (developing countries) trong những năm 1960-1970x, đã thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ nhằm thúc đẩy giảm mức sinh nhanh hơn, bởi vì, mức sinh tương đối cao trong thời kỳ đó đã cản trở nghiêm trọng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở các quốc gia này. Hàn Quốc và Singapore là những quốc gia đã sớm thực hiện thành công chính sách dân số-KHHGĐ. Hai quốc gia này đã thực hiện được mục tiêu đạt mức sinh thay thế trong những năm đầu của thập kỷ 1980x. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần đưa Hàn Quốc và Singapore trở thành những con rồng (kinh tế) của châu Á từ những năm 1980x.

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên Thế giới cũng như ở một số địa phương tại Việt Nam hiện nay đã có tác động làm cho mức sinh không dừng lại ở mức sinh thay thế, và mức sinh có xu hướng đi xuống thấp hơn rõ rệt so với mức sinh thay thế (TFR 2,1 con).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét