Nhằm đổi mới
toàn diện, đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số hiện nay, cần
quan tâm:
Về giải pháp
chung, nghiên cứu, đề xuất chiến lược tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng báo
chí, truyền thông trước thách thức của chuyển đổi số là yêu cầu tiên quyết. Xây
dựng chiến lược và mô hình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng tất cả các vị trí
việc làm với 4 nhóm nhân lực mô hình của toà soạn báo chí sáng tạo và
truyền thông đa nền tảng. Xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng với từng
vị trí công việc, thực trạng năng lực đào tạo, bồi dưỡng của từng đơn vị đào tạo
bồi dưỡng báo chí, truyền thông trong cả nước. Xây dựng và triển khai các đề án
đào tạo, bồi dưỡng đối với hệ đào tạo đại học, sau đại học và các chương trình
bồi dưỡng với 4 nhóm chủ thể trụ cột bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong cả
nước. Đầu tư chiến lược xây dựng và thực thi mô hình đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực trẻ, đội ngũ kế cận có năng lực thực hiện và quản lý các đề án báo chí
truyền thông số trong cả nước,
Về giải pháp cụ thể, trên cơ sở những vấn đề đặt ra đã nêu trên, xin đề xuất một số giải pháp cụ thể:
Một
là, nghiên cứu nhu cầu và xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ nòng cốt nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.
Hai
là, phân khúc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính hệ thống, phù hợp
với mục tiêu đào tạo và đầu vào của quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là, đổi
mới mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt nhằm
tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, đảm bảo đáp ứng kịp thời
năng lực tối cần thiết để học đảm nhiệm yêu cầu công tác(2).
Bốn là, đổi
mới đào tạo giảng viên, chuyên gia, đặc biệt là với các khoá đào tạo Cử nhân
tài năng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cần xây dựng và thực thi
chiến lược đầu tư đạo tạo, bồi dưỡng cả năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức,
triển khai mô hình đào tạo 4.0 cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia về lĩnh vực
này.
Năm là, đổi
mới phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp và hình thức đào tạo các học phần lý luận, chính trị và các khoá bồi dưỡng
ngắn hạn theo hướng học thực tế và ứng dụng trực tiếp vào thực tế công tác. Cần
đào tạo văn bằng hai cho các cán bộ nòng cốt để hoàn thiện các kiến thức và kỹ
năng cơ bản phục vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh ngăn chặn các
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội. Cần phát triển song song
đào tạo chính khoá và ngoại khoá, đổi mới phương thức tổ chức, thực hiện các hoạt
động bồi dưỡng, tăng cường phương thực học tập thực hành, xác định rõ chuẩn đầu
ra cả lý thuyết và thực hành với các khoá bồi dưỡng dành cho lực lượng nòng cốt.
Sáu là, tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng.
Để các giải pháp trên được thực thi hiệu quả, cần tạo cơ chế thuận lợi để tổ chức các khoá đào tạo văn bằng hai các ngành đào tạo: báo chí, truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện, truyền thông chính sách; thạc sĩ Quản lý công tác tư tưởng, Báo chí, Quản lý báo chí truyền thông ở các cơ quan địa phương nhằm đảm bảo đào tạo tại chỗ một cách bài bản cho đội ngũ cán bộ nòng cốt. Cần tập trung cho hoạt động bồi dưỡng chuyên sâu về báo chí chính luận và báo chí điều tra(3) cho đội ngũ nòng cốt, đặc biệt là ở các cơ quan báo chí nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong đấu tranh ngăn chặn các luận điệu sai trái, thù địch; góp phần xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc trân lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, cần tìm kiếm giải pháp hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên, chuyên gia và các cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét