Trong số các phương tiện
truyền tải thông tin, quan điểm sai trái, thù địch (gồm phương tiện truyền
thông cá nhân, phương tiện truyền thông nhóm, phương tiện truyền thông đại
chúng truyền thống và phương tiện truyền thông mới), kẻ thù tư tưởng lựa
chọn mạng xã hội như một công cụ phổ biến nhất và hữu hiệu nhất để tác chiến. Với
ưu thế tác động nhanh, trên diện rộng, có sự tương tác đa chiều, mạng xã hội có
thể truyền bá, phát tán một khối lượng thông tin khổng lồ đến mọi đối tượng cần
tác động bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
Nhận thức rõ âm mưu, thủ
đoạn, phương thức mà các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội để phá hoại cách
mạng nước ta về hệ tư tưởng, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, các nhà
khoa học, các cán bộ thực tiễn cũng đề xuất nhiều giải pháp về công nghệ như:
tăng cường hoạt động quản lý, giám sát đối với các trang mạng xã hội, chủ động
sử dụng các biện pháp kỹ thuật lọc bỏ, gỡ bỏ hoặc ngăn chặn có hiệu quả việc
truy cập vào các trang mạng độc hại. Tích cực, chủ động sử dụng các
biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, nắm quyền quản trị, điều hành các
trang web, blog, diễn đàn, mạng xã hội, xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn
truy cập có thời hạn vào các trang mạng độc hại trong một thời gian nhất định.
Đồng thời, chủ động
phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, áp dụng các giải pháp tiến bộ
khoa học, công nghệ để ngăn chặn triệt để, lọc bỏ, gỡ bỏ các tin tức xấu, độc
trên các trang mạng. Vấn đề này cần trở thành những đề xuất giải pháp công nghệ
tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các mũi tấn công tư tưởng thâm sâu của các thế
lực thù địch, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất, bảo vệ vững chắc nền tảng
tư tưởng của Đảng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tuy nhiên, các giải pháp
công nghệ trên đây thường gặp rào cản từ phía luật pháp quốc tế, luật pháp của
nước ngoài và sự phản ứng từ phía nhà cung cấp dịch vụ, sự chống đối của các thế
lực thù địch, các phần tử cực đoan, hoặc rào cản, khó khăn về kỹ thuật, công
nghệ. Mặt khác, các thế lực thù địch vốn nắm giữ các phát minh, sáng chế về
công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số đã có những hình thức, biện
pháp công nghệ tinh vi, xảo quyết. Ví dụ, chúng lợi dụng chức
năng quay phim và đăng tải trực tuyến trên mạng xã hội facebook, youtube để tường
thuật trực tiếp sự việc, chuẩn bị sẵn lực lượng ở nhà để tiếp nhận
video. Điều này đòi hỏi, cần phải xây dựng nội lực về công nghệ, về an
ninh mạng thông qua việc trang bị phương tiện kỹ thuật và đào tạo cơ bản,
chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ sử dụng công nghệ tận tâm, tận lực cuộc đấu
tranh này.
Song song với đó, tính chất,
bối cảnh của mặt trận đấu tranh bằng biện pháp công nghệ đòi hỏi chúng ta phải
có những nỗ lực lớn hơn, toàn diện hơn trong hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an
ninh quốc gia về mặt thông tin, tư tưởng. Vấn đề hợp tác quốc tế trong bảo vệ nền
tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cần được triển
khai trên phạm vi rộng hơn, với nhiều đối tác, bằng nhiều nội dung phong phú
hơn, hình thức đa dạng hơn như: trong các nước tương đồng về thể chế chính
trị; trong phạm vi khu vực, trên diễn đàn mang tính toàn cầu; thông qua các cuộc
hội nghị, hội thảo, diễn đàn song phương, đa phương, ở cấp độ chính phủ và
doanh nghiệp, giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
nước ngoài…Ngoài ra, cần tăng cường vận động, thuyết phục cá nhân các nhà khoa
học, các nhà hoạt động xã hội có uy tín, các nhân sĩ trí thức trên thế giới
có thiện cảm với Việt Nam, vận động hành lang các nghị sĩ, các chính khách nước
ngoài tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông, vận động ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ, minh chứng cho tính khoa học,
cách mạng, tiến bộ, nhân văn, nhân đạo của hệ tư tưởng cách mạng của Việt
Nam.
Tựu trung lại, để bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, cần tiến hành đồng bộ hệ thống giải pháp trọng
tâm sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của toàn dân thông qua
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp.
Thứ hai, tiếp tục phát
triển, vận dụng sáng tạo, truyền bá sâu rộng, bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa, đồng thời thiết kế phương thức triển khai các nội dung đấu tranh phản
bác trực diện quan điểm sai trái, thù địch một cách kịp thời, hiệu quả, toàn diện
và có trọng tâm.
Thứ ba, đa dạng hóa
phương thức xây dựng, phát triển, tổ chức, phối hợp các chủ thể, các lực lượng
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, trên phạm
vi quốc gia và quốc tế.
Thứ tư, thường xuyên đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ, phát triển, mở rộng lực lượng
chuyên trách, kiện toàn và đổi mới hoạt động của Ban chỉ đạo 35 các cấp, các
ngành, nhất là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ năm, coi trọng phát
triển các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội nội địa, bảo
đảm cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho công cuộc bảo vệ vững chắc nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội
chính trị.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaHiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa