Để đạt được âm mưu phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật,
những thành tựu của cách mạng nước ta, các thế lực thù địch thường xây dựng,
phát triển và cấu kết các lực lượng trong - ngoài với những thành phần sau:
1) Các thế lực đế quốc,
phản động quốc tế, các tổ chức phản động của người Việt lưu vong. Các tổ
chức này có tôn chỉ, mục đích khác nhau, có thể thay đổi để thích ứng với tình
hình hoạt động. Nổi bật lên trong các hoạt động phá hoại của họ là phát triển,
mở rộng lực lượng, tăng cường hoạt động móc nối (trong nước và nước ngoài), vận
động tài trợ tiền bạc, phương tiện, huấn luyện cách thức chống đối, phá hoại,
tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nước, nói xấu một số đồng chílãnh đạo
cao cấp của Đảng, thực hiện chống phá trong nước trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân
quyền”, dân tộc, tôn giáo, kích động đa nguyên ch nh trị, đa đảng đối lập…
2) Các tổ chức và cá
nhân chống đối trong nước, như các tổ chức: “Nhà nước Đề ga”,
“Tin lành Đề ga”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Tăng đoàn Thừa
Thiên Huế”,…. Các tổ chức và cá nhân được các thế lực thù địch tài trợ
về mặt tài chính, phương tiện kỹ thuật, được tư vấn về thủ đoạn thường lợi dụng
các vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những sơ hở của ta để mua chuộc, lôi
kéo, kích động, tụ tập đông người, tạo cớ, gây sức ép với chính quyền, gây tổn
hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng, Nhà nước ta…
3) Các đối tượng cơ
hội chính trị, các phần tử chống đối, những người suy thoái, biến chất, “trở
cờ” trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức thuộc
hệ thống chính trị nước ta. Lực lượng này rất dễ bị lợi dụng, mua chuộc, lôi
kéo trở thành công cụ đắc lực của các lực lượng đã kể trên. Trong lực lượng
này, bên cạnh việc sử dụng các đòn chiến tranh tâm lý theo diện rộng, các thế lực
thù địch đặc biệt chú ý tác động, lôi kéo những cán bộ, đảng viên có biểu hiện
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, hữu khuynh, cực đoan,
quá khích.
Về phương thức, thủ đoạn:
nếu như về mặt tổ chức lực lượng họ triển khai rộng rãi, phối hợp khá chặt chẽ,
đồng bộ trong - ngoài, thì về mặt phương thức, thủ đoạn chúng sử dụng
nhiều đòn thâm sâu, hiểm độc, đầy đủ các phương tiện tác động tư tưởng cả truyền
thống và hiện đại, được thay đổi thường xuyên, liên tục.
Rõ ràng, để giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ này, giải pháp xây dựng lực
lượng phải rộng khắp hơn nữa, giải pháp phối hợp lực lượng phải chặt chẽ, đồng
bộ hơn. Đặc biệt, phải xây dựng lực lượng có tính toàn dân rộng rãi bởi vì chỉ
khi toàn dân tham gia và được lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, được tổ chức chặt chẽ
thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch.
Đồng thời, phải đổi mới
phương thức đấu tranh. Trong việc xác định phương thức, phương pháp đấu tranh,
cần nhận thức rõ ràng rằng, trong cuộc đấu tranh này, dùng “kỹ thuật” mang tính
cá nhân, tác chiến kiểu “đơn phương độc mã”, rời rạc, đơn lẻ, thời vụ thì rất
khó giành chiến thắng. Phải dùng chiến thuật linh hoạt, phối hợp và tổ chức lực
lượng rộng rãi có tính tập thể, cộng đồng, khoa học, chi tiết, tỉ mỉ, khéo léo,
đôi khi phải đạt tới trình độ nghệ thuật như:nghệ thuật biết thắng từng bước,
nghệ thuật chọn thời cơ, nghệ thuật chiến tranh nhân dân… mà Đảng ta tổng kết từ
hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Vận động những nhà
hoạt động xã hội, nhà khoa học nổi tiếng, các nhân sĩ tríthức uy tín trên thế
giới có thiện cảm với Việt Nam tham gia ủng hộ sự nghiệp của chúng ta. Đồng
thời, phải đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đấu tranh trên cơ sở tổng kết
kinh nghiệm của nước ta và các nước XHCN trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go,
phức tạp này. Đặc biệt là phải triệt để sử dụng có hiệu quả mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng ta.
Việc sử dụng phương tiện
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch
có một vấn đề đặt ra là: các sản phẩm truyền thông của chúng ta nhằm bảo vệ nền
tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu được
tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thống như trong
các lớp học, trên diễn đàn của các hội nghị, hội thảo, trong các hội nghị báo
cáo viên hoặc qua sách, báo in, tạp chí in được chuyền tải qua sách điện tử,
báo mạng điện tử, báo in, tạp chí xuất bản trên mạng. Theo thống kê năm 2019,
Việt Nam có 64 triệu người (chiếm 66% dân số) có sử dụng mạng Internet; 94% người
sử dụng mạng Internet có sử dụng hàng ngày và thời gian trung bình cho các hoạt
động liên quan đến Internet là 6 giờ 42 phút. Việt Nam còn có 143,3 triệu thuê
bao điện thoại (bằng 148% dân số), phần lớn,trong số này sử dụng điện thoại
thông minh.
Đồng thời, hiện nay, số
người có thói quen đọc báo, đọc sách, tạp chí hàng ngày càng ít đi. Chỉ số
phát hành tạp chí giấy, báo giấy giảm đi nhanh chóng. Nhiều tờ nhật báo trước
đây 15-20 năm, thường phát hành 30 vạn bản một số, nay chỉ còn 3 vạn bản một số,
tức là số lượng phát hành chỉ còn một phần mười so với trước. Một viễn cảnh mới được
dự đoán, rằng sẽ có rất ít hoặc thậm chí không còn người quan tâm đến việc
đọc báo, tạp chí giấy nữa. Tất nhiên, tạp chí giấy, báo giấy chưa thể biến
mất khỏi làng truyền thông trong ngày một, ngày hai nhưng tương lai ít người
đọc chúng là khó tránh.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa