Sau tiếng súng xâm lược
(năm 1858), thực dân Pháp biến nước ta thành thuộc địa của chúng, nhân dân ta bị
áp bức, bóc lột tàn nhẫn, cuộc sống lầm than, cơ cực; thậm chí, người dân không
được quyết định những những vấn đề tối thiểu thuộc về bản thân mình. Tình cảnh
đó đã thôi thúc phong trào đấu tranh kháng Pháp nổ ra ở khắp nơi, điển hình
như: Trương Định tổ chức nghĩa quân ở Gò Công, Tân An (1859 - 1864); Nguyễn
Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của Pháp trên
sông Vàm Cỏ Đông, rồi lập căn cứ khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc
(1861 - 1868); Tống Duy Tân cùng Cao Điền dựng cờ khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh, Thanh
Hóa (1886 - 1892); Phan Đình Phùng với “Chiếu Cần Vương” chiêu mộ nghĩa quân, lập
căn cứ ở vùng núi thuộc hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (1885 -
1896); Hoàng Hoa Thám thành lập nghĩa quân ở Yên Thế, đánh Pháp suốt 25 năm
(1887 - 1913), v.v. Mỗi phong trào diễn ra ở những nơi với thời điểm và người đứng
đầu khác nhau,... nhưng đều nhằm đánh đuổi giặc Pháp; song, do đường lối,
phương pháp, mục tiêu không phù hợp nên đều bị đàn áp đẫm máu. Trước đòi hỏi cấp
thiết của thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp công
nhân Việt Nam ra đời, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp và lãnh đạo
nhân dân làm lên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra Nhà nước công -
nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đó đến nay, các tầng lớp nhân dân ta luôn tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, đoàn kết, thống nhất,
tạo ra sức mạnh tổng hợp, lập lên những kỳ tích mang tầm thời đại, mở ra kỷ
nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa Việt Nam từng bước sánh vai với
các cường quốc năm châu.
Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021
NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN LÀ SỰ LỰA CHỌN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
bài viết rất hay
Trả lờiXóaĐảng ta làm tất cả đều vì nhân dân
Trả lờiXóa