Trong mọi thời điểm, mọi
hoàn cảnh, Đảng ta, nhân dân ta không chỉ kiên định độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà còn xác định rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Những nội dung quan trọng này đã được khẳng định
từ trong Chương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trong văn kiện từ Đại
hội II đến Đại hội VI và tiếp tục được khẳng định trong Cương lĩnh 1991 (Đại
hội VII): "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một
xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp" và
“Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt
trong quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc
lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vẫn là hai nhiệm
vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau”.
Kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội và xuất phát từ thực tiễn, lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp đúng
như Nghị quyết Đại hội VIII (1996) của Đảng nhấn mạnh: “Con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc
hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn,
đúng định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tại Đại hội IX (2001), Đảng
tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam
theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh” và "con đường đi lên của nước ta là sự phát triển
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc
xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ
nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại". Cùng với đó, Báo cáo
chính trị tại Đại hội cũng khẳng định nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, với 8 đặc
trưng cơ bản; đồng thời, nhấn mạnh bài học số một là: Trong quá trình đổi mới,
phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóaĐảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa