Bôi
nhọ, xuyên tạc đường lối chính trị và công phá thể chế chính trị là thủ đoạn mà
các luận điệu thù địch tập trung sức công phá, ở nhiều mức độ: nhẹ thì tung hỏa
mù, đánh lạc hướng, gây nên tình trạng nghi ngờ, mất phương hướng hành động;
nặng thì không từ mọi chiêu bài, thủ đoạn nhằm phủ nhận tính cách mạng, cơ sở
khoa học và bôi nhọ thực tiễn lịch sử cách mạng nhằm xuyên tạc và phủ nhận
đường lối chính trị của Đảng.
Trong
rất nhiều phương diện chung quanh vấn đề này, xin nhấn mạnh mấy loại luận điệu
tập trung công kích trụ cột đường lối chính trị và thể chế chính trị Việt Nam:
1- Bài xích, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 2- Cổ xúy
đa nguyên chính trị, đòi “tam quyền phân lập”, vu khống chế độ toàn trị, dựng
lên và thổi phồng “lỗi hệ thống”... nhằm xóa bỏ thể chế hiện tồn, 3- Tán dương
và cái gọi là “khuyến nghị” thực thi phát triển “xã hội dân sự”; 4- Lợi dụng
việc sửa đổi Hiến pháp và các luật nhằm làm sai lệch những vấn đề cơ bản nhất
về chế độ sở hữu, về quyền con người, quyền dân tộc,...
Chuyển
hóa đường lối chính trị, thông qua việc chia rẽ, mua chuộc đội ngũ các nhà
chính trị hoạch định đường lối, và là con đường ngắn nhất chuyển hóa chế độ.
Lợi dụng “lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích”, họ tán dương và dùng mọi giọng
điệu để bôi nhọ, khoét sâu những vấn đề này nhằm phân hóa từ trong nội bộ Đảng,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, phá nát chiến lược cán bộ, tạo sự gây
hấn, phân hóa giữa các loại cán bộ trong hệ thống chính trị của chúng ta.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa