Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm
mọi hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân. Điều 27 Hiến pháp
2013 nêu rõ: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này do luật định". Điều 95, Chương X, Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: "Người nào dùng thủ
đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công
dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử... thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự". Việc xử lý các hành vi vi phạm nói trên, Điều 160, Bộ Luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định: “1. Người nào lừa
gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện
quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c)
Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân. 3. Người
phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tương tự hành vi phớt lờ các
chỉ thị, quy định của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương và khuyến cáo
của cơ quan chuyên môn, chấp hành không nghiêm quy trình về phòng, chống dịch
Covid-19 cũng là vi phạm pháp luật. Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
năm 2007 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó nghiêm cấm các hành
vi như sau: “Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc bệnh
truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh
truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp
thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý
khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân biệt đối xử và đưa
hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không triển khai
hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm
theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh
truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.” Rõ ràng những
hành vi như đã nêu của một số linh mục là vi phạm pháp luật.
Không chỉ trái pháp lý, hành vi của
một số linh mục còn trái cả đạo lý. Đường hướng phát triển của Giáo hội là
“Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, theo tinh thần “Kính Chúa yêu nước”. Với tư
cách là công dân và trọng trách quản xứ, đáng lẽ ra các linh mục phải thể hiện
rõ trách nhiệm của mình, thực sự là người gương mẫu đi đầu trong tuyên truyền,
vận động bà con giáo dân tuân thủ các quy định của pháp luật, tích cực tham gia
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đằng này họ lại
cố tình đi ngược với đường hướng Giáo hội và lời răn của Chúa.
Giữa lúc dịch Covid-19 hoành
hành khắp thế giới và trong nước, một số linh mục bất chấp các quy định vẫn tổ
chức hành lễ, cầu nguyện... thì đó là hành vi coi thường tính mạng, sức khỏe
của giáo dân. Điều này không chỉ gây nên những băn khoăn, lo lắng trong nhân
dân ở các địa phương mà ngay chính bà con giáo dân cũng không yên tâm bởi trước
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì nguy cơ lây lan từ những buổi tập
trung hành lễ, cầu nguyện là rất lớn. Rõ ràng hành vi thờ ơ, vô trách nhiệm với
bà con giáo dân của một số linh mục là không thể chấp nhận. Đức ái là cốt lõi
của lề luật và đời sống linh mục. Theo đường hướng của Giáo hội, lời răn của
Chúa và Đức ái thì những hành vi của một số linh mục như đã nêu là không thể
tồn tại.
Các LM nên làm tròn bổn phận của mình
Trả lờiXóaLợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa