Một là, từ yêu cầu thực
tiễn của Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam về độc lập, tự do và ấm no, hạnh phúc mà
hành động cách mạng. Trong bối cảnh nước mất nhà tan, nhân dân chịu cảnh lầm
than, nô lệ, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ra đi và tranh đấu, lấy mục tiêu độc
lập của dân tộc, tự do của nhân dân, hạnh phúc của đồng bào làm chuẩn mực hành
vi, thước đo của hoạt động, tiêu chuẩn của chân lý. Cũng từ mục tiêu cao cả và
nhất quán đó, Người đã xử lý, giải quyết vô cùng khéo léo, hài hoà nhiều mối
quan hệ. Tiêu biểu là các mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và
quốc tế, giữa nội lực và ngoại lực, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân
vǎn.
Hai là, kết hợp chặt chẽ,
nhuần nhuyễn, thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh tiếp cận
với nhiều hệ tư tưởng, nhiều học thuyết và rút ra những giá trị tốt đẹp, tích cực,
tiến bộ, chân chính của mỗi hệ tư tưởng, mỗi học thuyết. Theo Người, học chủ
nghĩa Mác - Lênin cốt nắm lấy tinh thần, bản chất và phương pháp để xử lý, giải
quyết một cách độc lập, tự chủ, sáng tạo mọi quan hệ với con người và công việc.
Ba là, nhạy bén nắm bắt,
thấu hiểu, tôn trọng quy luật khách quan để hành động phù hợp, đúng đắn và đi đến
thành công. Hồ Chí Minh luôn quan tâm và coi trọng quy luật vận động khách quan
của mọi việc, từ sự phát triển của thế giới, trong nước đến nhiều lĩnh vực. Người
yêu cầu phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận
những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể, kế hoạch phải chắc chắn, chớ
đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế…
Bốn là, giữ vững nguyên tắc
chiến lược kết hợp với mềm dẻo trong sách lược, linh hoạt về phương pháp. Hồ Chí
Minh sáng tạo và thực hành đầy bản lĩnh phương pháp cách mạng “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến”. Chiến lược một khi đã được xác định đúng còn phải có sách lược mềm dẻo,
sát hợp. Người chủ trương phải thực hành tốt một số vấn đề: Khoa học kết hợp với
nghệ thuật trong việc tạo thời cơ, chớp lấy thời cơ; “Phải nhìn cho rộng suy
cho kỹ, kiên quyết không ngừng thế tiến công”; “Biến đại sự thành tiểu sự, biến
tiểu sự thành vô sự”; “Thế và lực trong cách mạng và trong phát triển là ở Đại
Đoàn kết”,…
Năm là, nhân dân là lực
lượng quý nhất, mạnh nhất, phải luôn dựa vào dân, phục vụ nhân dân.Theo Hồ Chí
Minh, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đấu tranh giành, bảo vệ độc lập tự
do và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Do đó, tất cả mọi nhận thức và hành động phải xuất phát từ dân, từ ý chí,
nguyện vọng của dân, vì lợi ích của dân. Trong diễn đạt, nói và viết sao cho giản
dị, rõ ràng, chính xác cốt để quần chúng hiểu ngay, hiểu đúng và làm được, làm
tốt, làm mau.
Sáu là, cán bộ là gốc,
quyết định sự thành bại của mọi công việc,phải dùng cán bộ đúng và khéo. Để cán
bộ thực sự là gốc của mọi công việc thì phải đào tạo, huấn luyện cán bộ sao cho
đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng. Phải
ra sức rèn luyện cán bộ trong đấu tranh, cán bộ phải hết lòng vì dân, vì nước,
diệt trừ chủ nghĩa cá nhân, trau dồi đạo đức cách mạng… Phải phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài qua thực tiễn và qua sự tín nhiệm của quần
chúng, nhân dân.
Bảy là, quan điểm về phát
triển, đổi mới và hướng về cái mới. Hồ Chí Minh có quan niệm đổi mới từ rất
sớm, từ khi Đảng chưa ra đời. Hành động sang phương Tây tìm đường cứu nước của
Người là bước đánh dấu đầu tiên cho sự đổi mới không chỉ nhận thức mà cả hành động;
từ tư duy đến lý luận và thực tiễn. Đổi mới thực sự từ hành động, bằng hành động,
thực hiện được các mục tiêu, mục đích: chống giặc ngoại xâm, đánh bại giặc nội
xâm, giành lấy hệ giá trị: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đổi mới gắn liền với
phát triển, từ độc lập dân tộc tới chủ nghĩa xã hội, một xã hội giàu mạnh, văn
minh, hiện đại và gắn liền với hệ giá trị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Trả lờiXóaTư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa