Quyền bầu cử bao gồm việc ứng cử, đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu
được quy định rõ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Như
vậy, quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy
định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện được thực hiện việc lựa chọn
đại biểu vào cơ quan quyền lực Nhà nước.
Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Nhân dân thể hiện quyền làm chủ bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà
nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt Nhân dân thực hiện
quyền lực Nhà nước. Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 6 của Hiến
pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Do đó, nếu không đi bầu cử,
“tẩy chay bầu cử” thì đồng nghĩa với việc cử tri đã tự từ bỏ quyền làm chủ của
chính bản thân mình.
Hơn nữa, “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu”, “bỏ phiếu trắng”..., còn
thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với tương lai của đất nước. Quốc
hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân gồm các đại
biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Tham gia
bầu cử chính là chúng ta đã tham gia lựa chọn những đại biểu có tâm, đức và đủ
tài năng, trí tuệ để họ đồng hành cùng Nhân dân, góp phần xây dựng đất nước
giàu mạnh, phát triển.
Và đặc biệt, như đã nêu ở trên, đằng sau việc tuyên truyền luận điệu “tẩy
chay bầu cử” chính là mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại
cách mạng của Việt Nam. Nếu không tham gia bầu cử hoặc thiếu trách nhiệm với lá
phiếu của mình thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã “tiếp tay” cho các thế lực
thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị. Nói cách khác, khi đó cử tri đã
tự biến mình trở thành công cụ, thành “con rối” để các đối tượng thù địch lợi
dụng, phục vụ cho các âm mưu, hoạt động chống phá của chúng.
Bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự
kiện chính trị quan trọng, là dịp để cử tri thực hiện quyền làm chủ và trách
nhiệm công dân đối với tương lai của đất nước. Với ý nghĩa đó, mỗi người cần
bình tĩnh, cảnh giác trước các luận điệu chống phá, lôi kéo của các thế lực thù
địch, phản động.
Mỗi cử tri cần tham gia bầu cử một cách đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và
đúng quy định để sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người xứng đáng là đại biểu
của Nhân dân, góp phần xây dựng Quốc hội và HĐND các cấp thực sự vững mạnh, đưa
đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc như mục tiêu đã được xác định tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa