Đọc bài viết "Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH
ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi rất tâm đắc nội dung
đánh giá có tính định hướng chiến lược về công tác xây dựng Đảng nói chung, về
vai trò lãnh đạo của Đảng với tiến trình cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) nói riêng.
Trong bài viết, Tổng Bí
thư nhấn mạnh: "Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển
theo đúng định hướng XHCN, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế
độ XHCN". Tôi xin được kiến giải một số khía cạnh để khẳng định nhận định
này của người đứng đầu Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, cả trên phương
diện lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng, nhất là từ Đại hội VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam từng
bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới theo phương châm: Phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, cùng với phát triển
văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội và quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên.
Thực hiện phương châm đó,
trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng xác định mô hình kinh tế tổng
quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là kinh tế thị trường XHCN: “Đó
là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (1). Trong chỉ đạo
phát triển kinh tế, đi đôi với tập trung phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể, Đảng coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài. Bên cạnh đó, Đảng chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, trước tiên là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới. Nhờ vậy, hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tăng trưởng kinh tế
trung bình hằng năm đạt 7%. GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. Thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 200USD năm 1990 lên 1.168USD năm 2010 và hơn 3.500USD
năm 2021.
Cùng với việc tập trung
xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa và con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Vấn đề xã hội là lĩnh
vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện sự ưu việt của chế độ
XHCN ở Việt Nam. Quan điểm cốt lõi của Đảng về chính sách xã hội là: Chính sách
xã hội vì con người, lấy con người là trung tâm. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách,
ở quy mô quốc gia, địa phương và cơ sở. Thực hiện chính sách phát triển bao
trùm để mọi người dân đều được hưởng trực tiếp và công bằng các thành tựu của
phát triển, để không ai bị bỏ lại phía sau. Sự quan tâm của Đảng đã tạo ra sự
chuyển biến về văn hóa-xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội
được bảo đảm.
Công tác xây dựng Đảng được
xác định là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ sự nghiệp
cách mạng; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát
triển của Đảng; đồng thời tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; ngăn
chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Chú trọng đổi mới công tác cán bộ
trên cơ sở lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất,
năng lực của cán bộ. Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước
theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Đến hết năm 2019, số đầu mối
trực thuộc Trung ương giảm 4 đầu mối; tổng cục và tương đương giảm 7; cục, vụ
và tương đương giảm 83; sở, ngành và tương đương giảm 119; đơn vị công lập giảm
5.145; thôn, tổ dân phố giảm 15.354...Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý: Giảm
827 lãnh đạo sở, ngành và tương đương; 9.063 lãnh đạo cấp phòng và tương đương;
8.131 cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp ở địa phương.
Xác định quốc phòng, an
ninh là nhiệm vụ trọng yếu nên trong thời kỳ đổi mới, Đảng chủ trương tiến hành
bảo vệ Tổ quốc “từ sớm”, “từ xa”. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất
nước; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc
phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Đảng và nỗ lực của
toàn quân đã góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng
phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền
để gây mất ổn định. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố một bước; xây dựng
quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng
được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng sau hơn 35 năm qua là minh chứng hùng hồn chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, bảo đảm đất nước
phát triển bền vững, theo đúng định hướng XHCN. Đó là cơ sở, nền tảng để tiếp tục
xây dựng dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Mong cho Bác Trọng luôn khoẻ mạnh để lãnh đạo đất nước
Trả lờiXóaNhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nên chúng ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay
Trả lờiXóa