Đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có “mục đích kép”,
đó là: 1) Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn, thống
nhất của quốc gia dân tộc. 2) Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái,
thù địch của các thế lực thù địch, phản động, chống đối, các phần tử cơ hội,
thoái hóa, biến chất. Hai mục đích này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể
hiện sự thống nhất biện chứng giữa “xây” và “chống”, thể hiện quy luật tồn tại
và phát triển của hệ tư tưởng XHCN. Mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng chỉ đạt đượckhi chúng ta kiên định nền tảng tư tưởng đã xác định,
phát triển và vận dụng sáng tạo, thực hiện thành công nền tảng tư tưởng đó
trong thực tiễn cách mạng; đồng thời, khi chúng ta thực hiện thành công cuộc đấu
tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước ta, cũng như âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử dân tộc và lịch
sử cách mạng, xuyên tạc, bịa đặt tình hình đất nước. Không thể nói rằng công cuộc
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tách rời, độc lập với cuộc đấu tranh phản
bác, phê phán quan điểm sai trái, thù địch. Không thể cho rằng “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, sự hiện diện
của quan điểm sai trái, thù địch là “báo động giả” như quan niệm mơ hồ, chủ
quan, mất cảnh giác của một số người nào đó.
Ngược lại, cũng không thể
phiến diện, cực đoan, tả khuynh cho rằng đấu tranh, phản bác quan điểm sai
trái, thù địch là mục đích tối thượng của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện
nay. Bản chất, nội dung của cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là
xây dựng chế độ XHCN, trong đó có xây dựng kiến trúc thượng tầng XHCN về mặt
hình thái ý thức, là làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trở thành nhân tố chi phối, thống
trị trong đời sống tinh thần xã hội. Cuộc cách mạng XHCN trong lĩnh vực tư tưởng
- văn hóa có mục đích phát triển, sáng tạo, hoàn thiện chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề
ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.Trong quá trình này,
việc phủ định, đấu tranh phản bác các quan điểm trái với chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật là quy luật phát triển của
chính chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chính sách, pháp
luật. Chính vì vậy, trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, việc xác
định các phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm, giải pháp cần phải quán triệt sâu sắc
tư tưởng chỉ đạo kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong “xây” có “chống”, trong
“chống” có “xây”, “xây” để “chống”, “chống” để “xây” và “xây” là mục đích cao
nhất.
Mặt khác, công cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch có “đối
tượng kép”. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có đối tượng khác với đấu tranh
phê phán, phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị
về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái,
thù địch chỉ rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, bảo vệ
Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhân dân, Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là chỉ dẫn cô đọng về đối
tượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Còn trong cuộc đấu tranh
phản bác quan điểm sai trái, thù địch - một phương diện của việc bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng - đối tượng đấu tranh, phản bác, phê phán gồm: Chủ nghĩa đế
quốc, các thế lực thù địch trong các nước tư bản chủ nghĩa, giới nghiên cứu lý
luận phục vụ chính giới của các nước này; các phần tử phản động chống đối
Đảng, chống đối chế độ, người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài có hận thù với
cách mạng Việt Nam; các phần tử cơ hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy
thoái, biến chất; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân trong đó có một
số nhà văn, nhà báo, trí thức, văn nghệ sĩ có nhận thức sai lệch về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình đất nước hiện nay cũng như lịch sử dân
tộc, lịch sử cách mạng.
Rõ ràng, mỗi đối tượng
tác động của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm
sai trái, thù địch có mục đích khác nhau, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trong nhận thức cũng như trong quá trình tổ chức
thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ” và “đấu tranh”, có lúc, có nơi, chúng ta chưa phân
biệt tường minh các nhóm đối tượng khác nhau, chưa có phương pháp, nhiệm vụ, giải
pháp đấu tranh, xử lý khác nhau, phù hợp. Do đó, phương pháp, nhiệm vụ, giải
pháp chưa có những đặc thù phù hợp các nhóm đối tượng đặc thù, tương ứng với mục
tiêu đặt ra trong các nhóm đối tượng ấy.
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không cho chúng chống phá, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa