Những năm cuối thập kỷ
80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Tổng thống Nga V. Putin
trong Thông điệp Liên bang năm 2005 gọi đó là “một chấn động chính trị
khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Sự đổ vỡ này xảy ra ngay tại Liên Xô - quê
hương của Cách mạng tháng Mười, nơi khai sinh ra nhà nước vô sản đầu tiên trên
thế giới, nơi được coi thành trì của chủ nghĩa xã hội hiện thực khiến cho các học
giả tư sản được dịp lên tiếng phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác.
Kể từ sau sự kiện gây chấn
động lịch sử toàn thế giới đến nay đã gần 30 năm, các thế lực thù địch vẫn
luôn ra sức tìm mọi cách lợi dụng xuyên tạc, công kích và phủ nhận chủ nghĩa
Mác. Đúng như bài viết của đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “Từ sau khi mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới
lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở
thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực
chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc,
chống phá”.
Trong bài viết, đồng chí
Tổng Bí thư đưa ra hai xu hướng xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội từ sự khủng
hoảng và sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu:
Một là, những người
không có lập trường tư tưởng vững vàng nên khi sự kiện “chấn động toàn thế giới”
xảy ra thì tỏ rõ sự hoang mang, hoài nghi về tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác -
Lênin về chủ nghĩa xã hội, đồng nhất sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với
sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn cho thấy xu hướng này xảy ra trong
chính bản thân những người mácxít - những người đã từng tôn thờ chủ nghĩa Mác -
Lênin và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, những đối tượng
có lập trường phi mácxít, có tư tưởng chống phá nên đã vin vào sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô là một bằng chứng không gì thuyết phục để phủ nhận, bác
bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, bác bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của loài người.
Thực tiễn cho thấy xu hướng này chiếm đa số, trở thành làn sóng chống Mác, đòi
xét lại chủ nghĩa Mác. Điển hình cho xu hướng này là trường phái
trotskyist mới. Họ cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bản
thân chủ nghĩa Mác - Lênin”; và bởi, “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một
lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được”. Họ
cũng cho rằng chủ nghĩa xã hội khoa học mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã
xây dựng chỉ là một học thuyết “viển vông”, “ảo tưởng” nên áp dụng vào thực tiễn
chỉ có thể sinh ra những “quái thai của lịch sử”... Những luận điệu đó được
tung ra khắp nơi trên thế giới với các hình thức, diễn đàn khác nhau nhằm phủ
nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Xuất phát từ lập
luận đó, họ cho rằng hiện nay “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà
còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”; rằng, “con đường xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang đi là trái với quá trình lịch sử - tự nhiên”;
hay đó chính là “một khúc cong của lịch sử, là đoạn vòng vèo đầy đau khổ đi lên
chủ nghĩa tư bản”(5). Do đó, theo họ, Việt Nam cần “tránh chỗ tối, tìm chỗ
sáng”, “tránh con đường đau khổ” mà một số nước đã đi qua để đi theo con đường
tư bản chủ nghĩa.
Chính những sự
xuyên tạc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lập trường, quan điểm của những người
theo chủ nghĩa Mác. Biểu hiện rõ ràng nhất là xu hướng “phi mácxit hóa”,
phân rã về tư tưởng, ly khai với học thuyết Mác - Lênin trỗi dậy mạnh tại hàng
loạt nước từng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, cũng như trong nội bộ các đảng
cộng sản, các đảng xã hội chủ nghĩa và phong trào công nhân quốc tế. Hiện nay,
mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã diễn ra gần 30 năm nhưng các phần tử
cơ hội, phản động, xét lại vẫn coi đây là một cái cớ không gì thuyết phục hơn để
tiếp tục phủ nhận chủ nghĩa Mác nói chung lý luận về chủ nghĩa xã hội của
chủ nghĩa Mác nói riêng.
Ở Việt Nam, từ sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, có không ít người, trong đó có cả những người cộng
sản đã hoài nghi về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đã xuất hiện những tư tưởng cơ hội đòi xét lại chủ nghĩa Mác, phủ
nhận sự lựa chọn của Đảng Cộng sản Việt Nam vì họ cho rằng khi chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô đã sụp đổ nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa là một sự “kéo lùi lịch sử”, không tuân theo quy luật mà C. Mác
đã từng khẳng định: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử - tự nhiên.
Như vậy, sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô là một cái cớ không gì thuyết phục hơn để các học giả
phương Tây nắm lấy để công kích, xuyên tạc, lý luận của chủ nghĩa Mác về
chủ nghĩa xã hội. Điều này gây ra sự dao động, hoài nghi của không ít
người Việt Nam, trong đó có cả những người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác, ủng hộ, thậm
chí tôn thờ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đó là biểu hiện của
xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đe dọa trực tiếp đến sự
tồn vong của Đảng, của chế độ mà Đảng ta luôn nhắc đến trong những năm gần
đây.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóaChúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng
Trả lờiXóa