Bối cảnh quốc tế và những xu
hướng phát triển của thời đại đặt yêu cầu phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng của toàn dân tộc cho sự phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã dự báo tình hình thế giới sẽ “…tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức
tạp, khó lường”. Đáng chú ý, Văn kiện đã chỉ rõ toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa
dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương
mại diễn ra gay gắt… Trong hoàn cảnh thế giới phát triển phụ thuộc lẫn nhau,
lợi ích quốc gia, dân tộc là nhân tố quyết định để mỗi quốc gia dân tộc tham
gia vào các mối quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế thành công. Ngoài tiềm lực
kinh tế, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc là chỗ
dựa và điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế. Trong điều
kiện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, phức tạp, tác
động mạnh mẽ đến Việt Nam hiện nay, việc giữ vững độc lập, tự chủ, khơi dậy và
phát huy ý chí tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc góp phần giữ
vững môi trường hòa bình, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức đối với
độc lập, hòa bình và phát triển của dân tộc.
Trong lĩnh vực phát triển kinh
tế - xã hội và khoa học, công nghệ hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo nên đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến
cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Vai trò của nhân tố con
người, đặc biệt là tri thức, trí tuệ, sáng tạo có ý nghĩa quyết định để có sự
phát triển đột phá, làm thay đổi vị thế quốc gia trên bản đồ thế giới. Chúng ta
có quyền tự hào về một dân tộc Việt Nam thông minh, sáng tạo, một đội ngũ người
lao động có trình độ học vấn khá cao, một môi trường phát triển và hội nhập
quốc tế có nhiều thuận lợi nhờ thắng lợi của công cuộc đổi mới và đường lối đối
ngoại đúng đắn…, giúp nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Đúng như khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII: “Đất nước đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với
những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Và: “…
Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ
quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hơn lúc nào hết, cần phát
huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát
triển trong toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm động lực cho sự phát
triển trong giai đoạn phát triển mới.
Phát huy chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước trong giai
đoạn mới là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và mỗi người dân để xây dựng đất nước
phồn vinh, hạnh phúc. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên xác
định 5 quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới hiện nay, trong đó, quan điểm về
động lực phát triển nêu rõ: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự
cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc…”. Để thực hiện quan điểm này, Nghị quyết yêu
cầu phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam. Bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc
đẩy đổi mới sáng tạo. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những
thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho
phát triển nhanh và bền vững.
Để phát huy có hiệu quả ý chí,
khát vọng phát triển của dân tộc trong thời kỳ mới, cần tập trung thực hiện
hiệu quả một số giải pháp sau:
Một là, khơi dậy, nhân lên, phát huy
giá trị, sức mạnh nội sinh của ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc. Lịch sử
cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ chính ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc
khi được khơi dậy, nhân lên, phát huy phù hợp sẽ tạo ra sức mạnh muôn người như
một. Trong giai đoạn hiện nay, làm cho ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc
trở thành ý chí, khát vọng phát triển của mỗi người con đất Việt là trách nhiệm
của Đảng, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ ý chí, khát vọng
của mình, gương mẫu, làm lan tỏa, nhân lên ý chí, khát vọng phát triển của toàn
dân tộc.
Hai là, để ý chí, khát vọng phát triển
của dân tộc trở thành nguồn nội lực phát triển của đất nước, cần tập trung
tuyên truyền, khẳng định những thành tựu rất đáng tự hào, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được. Những thành tựu đó cũng là
kết quả của sự phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của toàn dân
tộc trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chúng ta thêm tin
tưởng, tự hào, quyết tâm; thêm cơ sở khẳng định sự đúng đắn của con đường độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Ba là, tiếp tục tháo gỡ những nút thắt
trong cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý văn hóa, quản lý con
người... Xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp, xin - cho, tạo điều kiện để tất cả các
thành phần kinh tế, mỗi gia đình, cá nhân, địa phương… đều có cơ hội phát
triển, làm giàu cho mình cho đất nước. Ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc
chỉ có thể được phát huy trên nền tảng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân
dân. Điều này phải được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong phát huy có
hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc.
Bốn là, muốn phát huy có hiệu quả ý
chí, khát vọng phát triển của dân tộc trong bất kỳ thời đại nào cũng phải dựa
vào dân; tin vào sức mạnh phi thường của quần chúng nhân dân. Sự đồng lòng của
nhân dân là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát
triển của dân tộc. Trong tình hình mới hiện nay, sự lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời
của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng
tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước
ngoài là điều kiện để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân
tộc Việt Nam./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaCần phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng của toàn dân tộc cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Trả lờiXóa