Chiến lược “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch, của chủ nghĩa đế quốc có mầm mống từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà chủ nghĩa đế quốc thừa nhận rằng đòn tiến
công quân sự không thể tiêu diệt được các nước XHCN. Họ nhận thấy rằng, có thể
thực hiện một cuộc tấn công hòa bình ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) để làm sụp đổ các nước XHCN. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã nâng
“diễn biến hòa bình” từ biện pháp hỗ trợ bổ sung cho hành động quân sự thành
chiến lược toàn diện chống CNXH với mục tiêu là thủ tiêu CNXH hiện thực, xóa bỏ
các nước XHCN. Để thực hiện mục tiêu này, họ xây dựng một lộ trình gồm các bước,
các giai đoạn hết sức cụ thể để đến cuối thế kỷ XX, “chiến thắng
không cần chiến tranh”. Trước đây, nhằm mục tiêu xóa bỏ CNXH hiện thực ở Liên
Xô, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây đã thực hiện lộ trình để từng bước
làm tan rã về tư tưởng và tổ chức, về đường lối chính trị của Đảng Cộng sản
Liên Xô. Cụ thể là đã sử dụng “tam đoạn thức siêu vi trùng” với ba bước cơ
bản: sửa chữa những sai lầm trong quá khứ; làm gay gắt thêm những sai lầm đó;
cuối cùng là phá hoại. Kết quả là cuối năm 1991, Góoc - ba - chốp tuyên bố giải
tán Đảng Cộng sản Liên Xô, giải tán Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết.
Ở nước ta hiện nay, các
thế lực thù địch đã và đang thực hiện giai đoạn thâm nhập với những bước cụ thể
như: 1) Thông qua các quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học,
giáo dục - đào tạo,…tăng cường lôi kéo, mua chuộc đội ngũ cán bộ chủ chốt.Thủ
đoạn này được gọi là “làm xanh hóa những cái đầu đỏ”. 2) Triển
khai hoạt động hỗ trợ giáo dục - đào tạo trên diện rộng, trên nhiều lĩnh vực nhằm
tạo ra một lớp người “thân” phương Tây, sùng bái chủ nghĩa tư bản, lớp
người này dần dần thay thế lớp cán bộ mà phương Tây cho là “bảo thủ” ở Việt
Nam. 3) Ra sức truyền bá tư tưởng, lối sống, văn hóa tư sản, đề cao
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tạo ra một thế hệ mới lai
căng, mất gốc, đua đòi, phủ nhận các giá trị truyền thống dân tộc… Có thể
nói, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động xây dựng chiến lược
và có lộ trình cụ thể để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Trước đây, trong
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng đường lối chiến lược, sách lược, cụ thể hóa đường lối
chiến lược thành các chính sách cụ thể, các bước, các giai đoạn và chỉ đạo việc
thực hiện nghệ thuật biết giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối
cùng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của cách
mạng Việt Nam, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, đấu tranh trên lĩnh vực
tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng là một tất yếu, một quy luật sinh tồn.
Do đó, Đảng ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, văn bản
và tổ chức thực hiện vấn đề cốt yếu, sinh tử này.
Ngay trong thời kỳ
1930-1945, Đảng ta đã tiến hành đấu tranh với các phần tử Tờrốtski trong Đảng
thông qua tác phẩm “Tờrốtski và phản cách mạng” của Hà Huy Tập, “Tự chỉ trích”
của Nguyễn Văn Cừ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945-1975),
trong điều kiện chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại âm mưu chống lại chủ nghĩa
Mác - Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta đã kiên trì bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tháng 12/1963, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung
ương 9 khóa III về “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng” để khẳng định
lập trường kiên định và kiên quyết bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta có nhiều văn bản nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch như: Nghị quyết Trung
ương 7 khóa VI về "Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước
tình hình trong nước và quốc tế hiện nay”, Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị
quyết 09 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về “Một số định hướng lớn
trong công tác tư tưởng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gần đây nhất là Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về
“Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù
địch”.
Tuy nhiên, việc cụ thể
hóa các nghị quyết trên thành chiến lược đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì
chưa được quan tâm xây dựng sớm và tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, trong nhận
thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của các nhà nghiên cứu lý luận, các
giải pháp đưa ra thiên về những vấn đề cụ thể trước mắt, dù đó là vấn đề cụ thể
trước mắt cấp thiết, mà chưa có tính chiến lược, lâu dài để định hướng nhận thức
và hành động, tầm nhìn trong thời gian dài, có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng
không chỉ cho giai đoạn trước mắt mà còn cho lộ trình dài hơi, trong khoảng thời
gian một vài thập kỷ.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa