Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức trên phạm vi cả nước. Đây là sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến
trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ
của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền
lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Qua đó đáp ứng yêu cầu xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thế nhưng, có người phát biểu trên
mạng xã hội hoặc trả lời báo chí nước ngoài rằng, việc bầu cử ĐBQH và đại biểu
HĐND các cấp ở nước ta là “áp đặt, thiếu dân chủ”. Xin thưa với các vị, trên thế
giới này, khi nói đến bầu cử, ứng cử ở một quốc gia có dân chủ, công bằng hay
không, người ta phải xem xét toàn bộ hệ thống bầu cử, ứng cử và nhất là kết quả
của hệ thống đó được áp dụng vào bối cảnh đặc thù về lịch sử, văn hóa chính trị
của một quốc gia-dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như thế nào, chứ không
thể chỉ nhìn vào một yếu tố nào đó để khái quát, đánh giá. Hệ thống pháp luật về
bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay
đều có quy định cử tri bầu ĐBQH và HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao, bảo đảm số lượng đại biểu của mỗi địa phương tỷ lệ với số cử tri của địa
phương đó. Các cử tri được bầu cử trực tiếp các đại diện của mình ở các cơ quan
dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội
Là một quốc gia có nhiều dân tộc
thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến điều này. Luật Bầu cử ĐBQH và đại
biểu HĐND hiện hành (Luật số 85/2015/QH13) quy định: “Số lượng người dân tộc
thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất
mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
ĐBQH là người dân tộc thiểu số". Thực tế trong nhiều nhiệm kỳ qua, tỷ lệ đại
biểu thuộc dân tộc thiểu số luôn luôn cao hơn tỷ lệ dân số. Nhiệm kỳ khóa XI, số
đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 17,2%; nhiệm kỳ khóa XIV, chiếm 17,3%;
trong khi đó, tỷ lệ 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 13% dân số Việt Nam.
Phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội,
nâng cao vai trò của phụ nữ, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND hiện hành quy định:
“Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử ĐBQH do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến
trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh
sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Theo báo cáo của
Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM), tỷ lệ nữ ĐBQH của Việt Nam trong
những nhiệm kỳ gần đây cao hơn nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra
các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu
người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình để thay mặt mình
thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến
hành các hoạt động quản lý xã hội. Đông đảo cử tri của chúng ta đã hiểu rõ điều
này. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan báo chí cần
phải tiếp tục tuyên truyền, kiên quyết đấu tranh với những âm mưu thâm độc “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
và ngày càng phát triển.
Việt nam mà không có dân chủ thì chẳng có nước nào có dân chủ cả
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa