Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

BẢO ĐẢM QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP CÓ CƠ CẤU HỢP LÝ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ CỦA NƯỚC TA BẢO ĐẢM Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG TIẾN BỘ XÃ HỘI

Họ cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng. Thậm chí, có đối tượng còn đói xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản chủ nghĩa.

Bản chất Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta khác với các nước tư bản chủ nghĩa. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 Khoản 1, Điều 113 Hiến pháp  năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.

 Chính vì thế trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần có cơ cấu hợp lý, đại diện cho các giai tầng trong xã hội, có ­người ngoài Đảng, nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tỷ lệ này là tỷ lệ đã được đặt ra từ các cuộc bầu cử trước đây và cố gắng phấn đấu đạt tỷ lệ ấy.

Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

 Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.

2 nhận xét:

  1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Trả lờiXóa