Trong chiến tranh từ chỗ xác định mặt trận quân sự chỉ có thể
hủy diệt được thân xác, chiến tranh tư tưởng mới có thể đánh bại tư tưởng, ý
chí của đối phương, kẻ địch luôn xác định chiến tranh tâm lý là “đòn đánh vào
tinh thần, làm tan rã tinh thần của nhân dân và quân đội đối phương”. Qua 2 cuộc
kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân và dân ta không còn lạ gì thủ đoạn này
của địch. Khi Internet xuất hiện, chiến tranh tâm lý bước vào không gian ảo,
hình thành một mặt trận mới trong chiến tranh hiện đại.
Chiến tranh tâm lý trên không gian mạng là các thủ đoạn của đấu
tranh tư tưởng thông qua không gian mạng để tác động vào tâm lý con người, xã hội
của đối phương; nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng: Lý tưởng, niềm tin, lợi
ích và quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa… Từ đó gây ra mất
đoàn kết, khủng hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến
phe cánh, bè phái, nội chiến rồi tự tan dã. Lý do để các nước sử dụng chiến
tranh tâm lý trên không gian mạng bởi vì:
Thứ nhất, đây là phương tiện thông tin dễ tiếp thu nhất ở mọi
thời điểm và, ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, rất “hợp khẩu vị” đối với mọi tầng
lớp, giới tính, lứa tuổi và ở mọi trình độ khác nhau.
Thứ hai, mạng lưới truyền thông của các quốc gia ngày nay đa
phần sử dụng internet, do vậy, chiến tranh tâm lý của thời đại thông tin không
khi nào trở nên dễ dàng hơn như hiện nay.
Thứ ba, là vì sau khi nghiên cứu các biểu hiện tâm lý con người
và xã hội, các nhà hoạt động chính trị, chuyên gia quân sự cho rằng, nơi dễ bị
tổn thương nhất là tâm lý con người và xã hội. Nên đánh vào đây chẳng khác nào
đánh vào “tiền duyên phòng ngự” trong trận địa tư tưởng của cá nhân và các cộng
đồng người.
Trong thời bình, chiến tranh tâm lý trên không gian mạng càng
được phát huy tác dụng và trở thành phương tiện quan trọng để tiêu diệt chính
phủ của quốc gia có chủ quyền hoặc là chế độ chính trị có xu hướng đi ngược lại
mục tiêu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”. Nếu là tuyên truyền công khai thì sẽ
có “thông tin trắng”. Còn tuyên truyền bí mật lại có “thông tin đen”, “thông
tin xám”, “thông tin hồng”… Nhằm thực hiện triệt để ba chức năng chính:
Một là, đánh lạc phương hướng chính trị của đối phương thông
qua việc cung cấp nhiều thông tin sai lệch cho cá nhân và cộng đồng, làm biến dạng
chân lý, mang lại cho con người “bán chân lý” (thực thực hư hư), tạo nên những ảo
tưởng xa lạ.
Hai là, phá hoại đạo đức và lối sống của quân đội và nhân dân
phía đối lập, khêu gợi sự thất vọng.
Ba là, gieo cấy vào nhận thức của quần chúng các quan điểm và
giá trị tinh thần theo mục đích của bên tham chiến.
Vì là cuộc chiến vô hình, không giới tuyến, không bộc lộ trực
diện ý đồ, khó xác định đối tượng và thông qua việc sử dụng thông tin trên
không gian mạng ở các thời điểm khác nhau nên chiến tranh tâm lý trên không
gian mạng trở thành cuộc chiến khó nhận diện và phòng, chống nhất trong giai đoạn
hiện nay... Để phòng, chống chiến tranh tâm lý trên không gian mạng đội ngũ
cán bộ các cấp cần thực hiện tốt một số biện pháp như: Quản lý chặt chẽ
internet, nhất là các trang mạng xã hội trong đơn vị, làm tốt công tác giáo dục,
nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt, cho cán bộ, chiến sĩ. Lãnh đạo, chỉ huy
các đơn vị cần trang bị kiến thức cần thiết để mỗi quân nhân có thể tự sàng lọc,
tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, là cơ sở “miễn dịch” với những “bả độc”
làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị cần phải luôn tỉnh
táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất của những
“bả độc” và có biện pháp phòng, chống hiệu quả./.
Hiện nay, trên MXH bọn phản động đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần hết sức tỉnh táo và đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa