Một là, tăng cường
giáo dục, xây dựng lập trường, tư tưởng chính trị kiên định, vững vàng cho cán
bộ, chiến sĩ, nâng cao “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước
quan điểm sai trái trên không gian mạng. Đây là giải pháp cơ bản, xuyên suốt,
nhằm nâng cao “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước quan điểm sai trái cho
cán bộ, chiến sĩ. Cấp ủy các cấp cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính
trị (khóa XII). Tăng cường giáo dục bản chất khoa học, cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối
lãnh đạo của Đảng. Kịp thời thông tin có định hướng các sự kiện, vấn đề nảy
sinh; chỉ rõ dấu hiệu nhận biết chiêu trò mà các thế lực thù địch, phản động sử
dụng. Từ đó, giúp cán bộ, chiến sĩ nêu cao cảnh giác, không dao động trước âm
mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của chúng, tăng cường “sức đề kháng”, đề
cao trách nhiệm, tính tự giác trong đấu tranh, phản bác quan điểm, sai trái,
thù địch.
Hai là, xây dựng cấp
ủy, tổ chức đảng các cấp trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức
và tổ chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là giải
pháp căn cơ trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là tiền đề quan
trọng để xây dựng cơ quan, đơn vị “mẫu mực, tiêu biểu”; đồng thời, tạo môi trường
trong sạch, lành mạnh để ngăn ngừa sự xâm nhập những quan điểm, tư tưởng sai
trái, thù địch vào đơn vị. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng nâng cao
chất lượng ra nghị quyết, sinh hoạt đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức đảng; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng; tập trung vào giáo dục “đạo đức người
cán bộ, đảng viên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Trung với nước, trung với Đảng,
hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Gắn xây dựng Đảng về đạo
đức với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, cao đẹp, nhất là đội ngũ
cán bộ chủ chốt phải nêu gương thực hành đạo đức, tạo sự lan tỏa thúc
đẩy toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
Ba là, phát huy vai
trò của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, lực lượng nòng cốt, vai trò, trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, lực lượng đấu
tranh nòng cốt vừa có chức năng tham mưu, chỉ đạo, định hướng đấu tranh, vừa kịp
thời cung cấp thông tin để thực hiện các biện pháp đấu tranh triệt phá thông
tin xấu độc và giữ vai trò chủ đạo trong vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch. Vì thế, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp cần
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt, chuyên sâu
linh hoạt, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với từng cơ quan, đơn
vị; phát huy hiệu quả đội ngũ cộng tác viên trong tham gia viết bài đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên các báo, tạp chí. Đồng thời, đề cao
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc chia sẻ thông tin tích cực,
bài viết chuyên sâu, thực hiện phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy
thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
Bốn là, kịp thời
cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng trước các vấn đề xã hội, tạo thế chủ động
trên mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội. Kịp thời cung cấp
thông tin, định hướng tư tưởng, không tạo “khoảng trống” để các thế lực thù địch
chống phá là một nội dung quan trọng trong thực hiện phương châm chỉ đạo của
công tác tư tưởng, nhằm tạo thế chủ động trên mặt trận đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm nền nếp,
chế độ cung cấp thông tin, bảo đảm cho các thông tin chính thống đến trước, đến
sớm với cán bộ, chiến sĩ để định hướng tư tưởng; thông tin kịp thời các phương
thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, như: chỉ rõ mục
tiêu, luận điểm sai trái và cung cấp luận cứ đấu tranh phản bác, làm cơ sở cho
các lực lượng viết tin, bài đấu tranh. Đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm,
phạm vi tác động, ảnh hưởng lớn cần bám sát định hướng của trên, chủ động xây dựng
các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện, tạo sự thống nhất cao trong hoạt động
đấu tranh.
Năm là, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
nhiệm vụ đấu tranh trên internet, mạng xã hội; tăng cường trao đổi kinh nghiệm
đấu tranh giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng. Các cơ quan, đơn vị kỹ thuật
chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu, khai thác hiệu quả các phần
mềm kiểm soát, phân loại thông tin trên mạng xã hội. Tiếp tục phát triển các giải
pháp công nghệ truyền thông; đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật phục vụ lực
lượng tham gia đấu tranh trên internet, mạng xã hội; kịp thời bóc gỡ thông tin
xấu độc không để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tiếp cận được với thông tin này.
Duy trì tổ chức tốt hội nghị rút kinh nghiệm và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ,
làm cơ sở cho các lực lượng, nhất là lực lượng nòng cốt, chuyên sâu nâng cao kỹ
năng đấu tranh trên mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm hay, cách làm mới, hiệu quả trong đấu
tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Những giải pháp này rất hay, cần triển khai đồng bộ
Trả lờiXóaMọi người dân phải tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa