Thông tin xấu độc là những
thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, làm lẫn lộn
đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu,
phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch… Các thông
tin xấu độc nhằm vào quân đội ta được các thế lực thù địch tán phát trên
internet và mạng xã hội, bao gồm: các thông tin xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư
tưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với Quân đội; chia rẽ Đảng, Nhà nước đối với Quân đội và nhân dân…
Theo đó, các thế lực thù địch cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin đã “lỗi thời”, “lạc
hậu”(!) và quân đội phải “trung lập, đứng ngoài chính trị và đấu tranh giai cấp”(!),
“không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”(!),
“chỉ hành động dưới sự điều hành của nhà nước và tuân theo pháp luật”(!); Quân
đội “chỉ của quốc gia dân tộc”(!), “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia và phục vụ nhân dân”(!)… Do vậy, quân đội phải “thoát ly” chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng.
Không những thế, các thế
lực thù địch còn triệt để lợi dụng khuyết điểm, hạn chế, những hiện tượng tiêu
cực nảy sinh từ một số ít cán bộ, chiến sĩ trong quân đội để xuyên tạc, bóp méo
bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của Quân đội và mối quan hệ “cá, nước”
giữa Quân đội với nhân dân; rằng quân đội hiện giờ “không còn là quân đội cách
mạng nữa”(!), “không còn tốt đẹp như trước”(!), “quân đội đã không còn gần gũi,
gắn bó với nhân dân”(!); quân đội đã “không thực hiện đúng” nhiệm vụ của mình
là bảo vệ nhân dân, “chỉ lo bảo vệ Đảng, Nhà nước”(!)… Qua đó, chúng muốn tạo
ra “khoảng trống” về tư tưởng để dễ bề truyền bá tư tưởng tư sản vào quân đội,
phá vỡ cơ sở chính trị – xã hội tạo nên sức mạnh của quân đội, làm cho quân đội
thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mất phương hướng hành động, mơ hồ về mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu…
Các thông tin xấu độc nhằm
vào quân đội trên internet và mạng xã hội được thể hiện dưới dạng chữ viết và
hình ảnh. Trong đó đáng chú ý, các thông tin được các đối tượng “lựa chọn, tạo
dựng” là những thông tin, hình ảnh về quân nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật,
như: hình ảnh chiến sĩ cũ bắt nạt chiến sĩ mới; cán bộ, sĩ quan uống rượu, bia
say; bộ đội xô xát với nhân dân; quân nhân vi phạm luật giao thông… Trong
số đó, có không ít vụ việc, thông tin đã cũ, đã được xử lý nhưng lại được “làm
mới” và tô vẽ, nhào nặn, bóp méo, nhằm bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh và phẩm chất
truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Nguy hiểm hơn, các thông tin bịa đặt, xuyên
tạc đó được chúng tán phát vào các thời điểm khá “nhạy cảm” như: trước
mùa tuyển quân, giao nhận quân, hoặc trước các sự kiện chính trị trọng đại của
đất nước, của quân đội,… để tạo sự chú ý của dư luận. Cùng với tính chất lan
truyền nhanh, rộng của internet và mạng xã hội, nhất là với người sử dụng còn
thiếu kiến thức, không phân biệt được thông tin tốt – xấu, làm cho các thông
tin xuyên tạc, bịa đặt đó càng được phát tán rộng khắp. Điều này đã gây tác động
tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, gieo rắc sự hoài nghi, hoang mang, dao động,
làm giảm sút lòng tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với quân đội; ảnh hưởng
đến quan hệ đoàn kết quân dân; đến ý thức, trách nhiệm của người dân nói chung,
của thanh niên nói riêng trong thực hiện nghĩa vụ xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ
quốc. Đây thực sự là thủ đoạn rất nguy hiểm mà các thế lực thù địch sử dụng nhằm
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” quân đội.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa