Sinh thời, trong bài viết
đăng trên Báo Cứu quốc ngày 17-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn
dặn: “Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến
lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải
trừ được gian nguy”.
Ngẫm lời Bác, soi vào một
số hiện tượng vừa qua, có người chỉ vì hư danh, ngộ nhận đã tiếp tay cho thế lực
xấu, thù địch như vậy, quả thực đau lòng. Xưa nay, người lính nghỉ hưu về với đời
thường, nhất là những cán bộ cao cấp phải là chỗ dựa của cấp ủy, chính quyền cơ
sở, là cây cao bóng cả đối với thế hệ trẻ. Nhưng thật đáng trách, có người đã mắc
sai lầm, phải trả giá rất đắt cho sinh mệnh chính trị, tên tuổi và danh dự của
mình. Hậu quả để lại không chỉ với bản thân họ mà còn hết sức nặng nề đối với
gia đình, con cháu, bạn bè, đồng đội.
Xuyên tạc, bịa đặt về
quân đội, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là điều không thể chấp nhận,
càng không thể chấp nhận khi đất nước đang đứng trước những khó khăn, thách thức.
Trên thực tế, từng có người đã bị xử lý bởi thông tin bịa đặt về quân đội. Trước
đây, có tờ báo đăng tải chuyện sĩ quan cấp tá tên Vũ Văn Nhồng ở một khu tập thể
kinh doanh cà phê và chiếu phim sex gây mất an ninh trật tự, vị sĩ quan ấy đã bắn
chết hai đứa con vì chúng dâm loạn khi xem phim. Thông tin ấy thực ra không có
thật, bịa đặt trắng trợn khiến dư luận dậy sóng, cả khu tập thể quân đội bức
xúc vì sự bịa đặt vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín của quân đội. Người dân đã
viết đơn khởi kiện ra tòa án quân sự. Nhà báo viết bài sai sự thật đã phải ra
tòa, bị xử 6 tháng tù treo. Thiết nghĩ, đó là bài học đắt giá vẫn còn nguyên
tính thời sự.
Hiện nay, chúng ta phải
luôn đề cao cảnh giác trước nguy cơ các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, chiến sĩ LLVT, trong đó có cả sĩ quan cao cấp
nghỉ hưu. Vừa qua, hầu hết những trường hợp TDB, TCH bị chúng lôi kéo đều là những
người đã nghỉ hưu, ra quân, có mâu thuẫn, vướng mắc, nảy sinh bất mãn nên bị lợi
dụng. Nhưng cũng có trường hợp chúng khai thác triệt để bệnh công thần, háo
danh. Lại có trường hợp chúng lợi dụng cá tính bộc trực, thẳng thắn, lôi kéo
cán bộ tham gia dưới cái mũ đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nhân danh
lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Có trường hợp chúng lợi dụng cán bộ
thiếu thông tin, cán bộ bị bệnh tật, tâm lý không bình thường để kích động.
Để đẩy lùi hiện tượng
trên, cùng với việc giữ mình, tự soi, tự sửa của từng cán bộ, đảng viên, kiên
quyết không sai phạm, nếu có sai phạm phải kịp thời khắc phục, không để các thế
lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động thì vai trò tổ chức đảng,
đoàn thể các cấp, vai trò công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý,
giáo dục, rèn luyện đảng viên, trong đó có cả đảng viên nghỉ hưu hết sức quan
trọng. Chúng ta phải dựa vào sức mạnh cộng đồng của cấp ủy đảng, đoàn thể, nhân
dân nhằm giáo dục, thuyết phục, động viên người vi phạm nhìn ra khuyết điểm để
sửa chữa khắc phục và đấu tranh, không để kẻ xấu làm hỏng cán bộ. Tuy nhiên, với
những người cố tình vi phạm, coi thường tổ chức đảng, đoàn thể, coi thường đồng
chí đồng đội và nhân dân, cố tình đi ngược, phá hoại lợi ích của đất nước và
nhân dân thì cần phải kiên quyết xử lý.
Trước những hiện tượng
công thần, kiêu ngạo, bị kẻ xấu lôi kéo phá hoại vừa qua, chúng ta càng thấm
thía chủ trương, quan điểm của Đảng về việc phải xử lý, cách chức, thu hồi danh
hiệu cả với những cán bộ nghỉ hưu gần đây. Ban đầu, từng có ý kiến cho rằng
cách làm đó không hiệu quả nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn
khẳng định đây là việc làm cần thiết, mang tính giáo dục cao, rất thấm thía đối
với người bị xử lý. Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý đảng
viên vi phạm kỷ luật cũng đã nêu rõ thời hiệu kỷ luật lên tới 10 năm đối với những
hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và
sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với những hành vi vi phạm đến
mức phải khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại
có xâm hại đến lợi ích quốc gia... Về lâu dài, chúng ta cũng cần nghiên cứu
kinh nghiệm của các nước trên thế giới, như ở Đức, công chức hưu mắc sai phạm
có thể phải chịu hình thức xử lý là giảm lương hưu hay truất lương hưu vĩnh viễn.
Chúng ta đồng tình và tiếp
tục thực hiện chủ trương của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, như
lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần
thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII mới đây, sau khi nhắc lại việc
phải kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý: “Thật đau
xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp
chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt
giá cho tất cả chúng ta”. “… Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta
phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ
luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của
nhân dân!”.
Kỷ luật là phải nghiêm minh thì mới củng cố được niềm tin của nhân dân
Trả lờiXóaBạn nối rất đúng
Xóa