Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI

Đại hội XII khẳng định, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu nổi bật trong 30 năm đổi mới. Nếu Đại hội XI của Đảng đã đề ra những định hướng quan trọng về quản lý phát triển xã hội là “xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi”, “phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn; đấu tranh phòng chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông”, hay trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nhấn mạnh: Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, v.v. thì Đại hội XII nêu rõ: Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; Có các giải pháp quản lý hiệu quả để giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, quan hệ lợi ích, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả những bức xúc, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột trong xã hội. Đồng thời, Đại hội XII định hướng: Trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hướng gia tăng phân hóa giàu - nghèo, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững; Thực hiện các giải pháp, chính sách và quản lý để khắc phục từng bước sự mất cân đối về phát triển đối với từng lĩnh vực, từng vùng, bảo đảm sự hài hòa cả trong phát triển, hưởng thụ; bảo đảm cơ cấu giai tầng xã hội, dân cư, ngành nghề hợp lý; Kịp thời kiểm soát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội; Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người.
Đó là những điểm mới trong tư duy của Đại hội XII về văn hóa - xã hội, phản ánh bước tiến về tư duy lý luận của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Những nhận thức này trở thành những định hướng chính trị hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân phấn đấu triển khai, tạo những chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, xã hội theo mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2 nhận xét: