Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG

Cách đây 6 năm, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và một số cơ quan đồng tổ chức hội thảo khoa học về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (TDB, TCH). Hội thảo xác định, TDB, TCH có thể diễn ra 3 giai đoạn, ứng với 3 mức độ. Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, về Chủ nghĩa Mác-Lênin; giai đoạn 2, đối tượng bắt đầu chủ động tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, hoặc lý luận phản động; giai đoạn 3, đối tượng hoàn toàn có tư tưởng phản động, chống đối. Tương ứng với đó sẽ là 3 kịch bản TDB, TCH: Một là, về chính trị. Hai là, từ kinh tế chuyển hóa về chính trị. Ba là, các phần tử biến chất liên kết lại, dùng “nội công, ngoại kích” tạo ra “cách mạng màu” theo kiểu “mùa xuân Ả-rập”.
Năm 2016, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã đề cập mối quan hệ nguy hiểm: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Một dẫn chứng của hiện tượng trên chính là Trịnh Xuân Thanh. Theo thông tin kết luận từ cơ quan chức năng, Thanh có nhiều sai phạm từ lâu nhưng không bị xử lý vì có sự dung túng, bao che và còn liên tục được bổ nhiệm cao hơn, nên ngày càng lộng hành, coi thường kỷ cương, phép nước, coi thường những ý kiến góp ý của cấp trên, đồng đội. Với bản tính như vậy, khi bị xử lý, Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trốn đi nước ngoài. Thanh đã tự biến mình từ một tội phạm tham nhũng trở thành kẻ tiếp tay cho các đối tượng phản động, cung cấp tài liệu (cả tài liệu mật) để chúng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Năm 2018, xảy ra vụ một cán bộ bị truy nã do liên quan đến vụ án buôn bán hàng giả đã bỏ trốn ra nước ngoài, xin tị nạn chính trị, thậm chí gọi điện cho đài phản động VOA “kêu cứu”, vu khống Đảng, Nhà nước, quân đội. Trường hợp Đặng Xương Hùng, cựu cán bộ ngoại giao ở Thụy Sĩ cũng vì bất mãn mà xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ. Nhà chức trách nước ngoài từ chối vì lý do nêu ra để xin tị nạn của Hùng không thuyết phục. Thế là Hùng tuyên bố ra khỏi Đảng, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước để chứng minh mình là “nạn nhân” của chế độ.

2 nhận xét:

  1. Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chúng ta phải có những biện pháp để đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch; đồng thời tăng cường gáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa