Hiện nay, Việt Nam có hơn
58 triệu người đã sử dụng tài khoản facebook và tiếp nhận rất nhiều thông tin
qua mạng xã hội này. Thế nhưng, những nguồn thông tin chính thống và có thẩm
quyền từ các cơ quan chức năng trên các trang mạng xã hội lại rất ít. Khi có sự
việc nhạy cảm xảy ra thường phản ứng chậm, hình thức thông tin chưa phù hợp,...
khiến cho tin giả, tin bịa đặt, tin suy diễn xuất hiện tràn lan, không có nguồn
để xác thực, kiểm chứng tính đúng sai, thật giả lẫn lộn, gây xáo trộn, hoang mang
dư luận công chúng. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải nhạy bén, kịp thời, chủ
động cung cấp thông tin theo Luật An ninh mạng và Quy chế phát ngôn, nhất là
các vấn đề có liên quan đến Quân đội. Đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, phạm
vi tác động, ảnh hưởng lớn, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần chỉ đạo cơ quan chức
năng bám sát định hướng của trên, chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn, tạo sự đồng thuận cao trong cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đơn vị
đóng quân. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 35 các cấp tập trung biên soạn các
tài liệu chuyên khảo, tham khảo,… làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, kỹ năng cho lực lượng đấu tranh trên không gian mạng. Ở từng cấp, cần
duy trì tốt nền nếp chế độ hội ý cung cấp thông tin, định hướng nội dung, thống
nhất biện pháp đấu tranh. Trong đó, cần chỉ rõ mục tiêu, luận điểm chống phá của
các thế lực thù địch trong các tin, bài; cung cấp luận cứ đấu tranh phản bác từ
hệ thống ngân hàng đã được biên soạn sẵn, làm cơ sở cho lực lượng viết bài tham
gia đấu tranh.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị tăng cường thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, chúng tiến hành nhiều hoạt động phá hoại tư tưởng, văn hóa đối với Việt Nam. Do đó chúng ta phải đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của bọn phản động và các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng
Trả lờiXóa