Một là, tiến hành đợt
sinh hoạt chính trị sâu, rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta về tính
chất nguy hại của biểu hiện “cục bộ, bè phái” trong công tác cán bộ, cùng những
giải pháp, cách thức phòng ngừa, đấu tranh. Đây là giải pháp quan trọng, không
chỉ nâng cao vai trò tiền phong, bản chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên
của Đảng, mà còn khơi dậy và phát huy vai trò, trách nhiệm trong phòng ngừa, đấu
tranh với căn bệnh nguy hại - “cục bộ, bè phái” trong công tác cán bộ cho mỗi
cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ được giao trọng trách tiến hành công
tác cán bộ của Đảng. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại
hội lần thứ XIII của Đảng, để công tác chuẩn bị nhân sự cán bộ cho nhiệm kỳ mới
đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, lựa chọn được các đồng chí thực sự tiêu biểu về
tài, đức vào vị chí lãnh đạo, không có biểu hiện “cục bộ, bè phái”, các cấp,
các ngành phải tiến hành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; trọng tâm là, quán
triệt sâu sắc Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt,
phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy định 205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019 của
Bộ Chính trị về “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức, chạy quyền”, nhất là những nội dung trực tiếp ngăn chặn biểu hiện “cục bộ,
bè phái”, như: tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản
lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh
chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình
công tác cán bộ.
Hai là, đổi mới công
tác lãnh đạo, chỉ đạo và các khâu, bước, quy trình công tác cán bộ. Trên
thực tế, tình trạng “cục bộ, bè phái” thường tiềm ẩn trong tư tưởng, suy nghĩ
và hành động của cả người được giao trọng trách làm công tác cán bộ và cả phía
cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng của công tác cán bộ; thường nảy sinh ngay
trong quá trình tiến hành các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ.
Ba là, tiếp tục hoàn
thiện cơ chế kiểm soát, giám sát nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, bè phái trong
các khâu, các bước quy trình công tác cán bộ. Đây là giải pháp quan trọng, có
có ý nghĩa trực tiếp khắc phục biểu hiện “cục bộ, bè phái” khi mới nảy sinh.
Khi cơ chế và công tác kiểm soát, giám sát càng chặt chẽ, đầy đủ thì nguy cơ,
biểu hiện “cục bộ, bè phái” trong công tác cán bộ sẽ được hạn chế, loại bỏ.
Bốn là, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cấp ủy
viên và người đứng đầu cấp ủy. Công tác cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng của các cấp ủy đảng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng
đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công tác cán bộ nói chung và
trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “cục bộ, bè phái” trong công tác
cán bộ nói riêng. Vì vậy, cùng với việc chấp hành nghiêm điều lệ, quy chế, giữ
vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công
tác cán bộ, các cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy phải trung thực, nêu cao
tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, khắc phục ngay trong mình những biểu
hiện cục bộ, địa phương, “cánh hẩu”, né tránh, nể nang, ngại va chạm.
Căn bệnh “cục bộ, bè phái”
trong công tác cán bộ hiện nay biểu hiện hết sức tinh vi, gắn chặt với những
căn bệnh chạy chức, chạy quyền, lợi dụng, lạm dụng quyền hạn, chủ nghĩa cá
nhân, quan liêu, tham nhũng, v.v... Do đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ
thống chính trị cần phải có quyết tâm cao, kiên trì, dũng cảm và có nhiều
phương thức, biện pháp kiên quyết đấu tranh khắc phục nhằm làm trong sạch đội
ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, toàn Đảng luôn
đoàn kết, thống nhất, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức,
hoàn thành sứ mệnh và xứng đáng là người lãnh đạo đất nước, dân tộc trong tình
hình mới.
Những giả pháp này rất hay, cần được thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóaCần phải dẹp nạn bè phái cục bộ
Trả lờiXóa