Lập luận thứ hai mà những
người đả kích Quốc hội Việt Nam đưa ra là "Quốc hội Việt Nam chỉ thảo luận,
thông qua những nội dung theo quyết định của Đảng, việc thảo luận chỉ để “cho
vui”, mang tính hình thức". Luận điệu cũ rích này khó có thể thuyết phục
được những người quan tâm, theo dõi hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong suốt
thời gian qua.
Thực tế, các nội dung được
Quốc hội thảo luận đều thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến
pháp và pháp luật. Không phủ nhận, những vấn đề quan trọng mà Quốc hội bàn thảo
đều có dấu ấn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này là bình thường, bởi
theo Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, cũng theo Hiến
pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định
của mình. Mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đều hướng tới nhân dân, vì
nhân dân. Bởi vậy, việc Quốc hội Việt Nam thảo luận về những vấn đề do Đảng
lãnh đạo là đúng Hiến pháp, hướng tới nhân dân, vì nhân dân, đáp ứng đúng nguyện
vọng của cử tri và nhân dân.
Mọi vấn đề đưa ra nghị
trường đều được Quốc hội thảo luận, tranh luận một cách dân chủ, thẳng thắn. Những
nội dung không thuộc bí mật quốc gia đều được công bố công khai, minh bạch cả về
tài liệu lẫn các ý kiến thảo luận. Thậm chí, những phiên họp liên quan tới các
vấn đề lớn của đất nước, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm đều được
phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát.
Mỗi vấn đề được Quốc hội
thảo luận đều có những ý kiến đồng tình, ý kiến phản bác. Tất cả ý kiến dù đồng
tình hay phản bác đều được trân trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ và Quốc hội
chỉ quyết định theo đa số. Tính dân chủ thể hiện rất rõ ở tỷ lệ thông qua các dự
án luật, dự thảo nghị quyết, thậm chí là quyết định công tác nhân sự, tuyệt đại
đa số đều không đạt tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối, bởi không đại biểu nào bị ép buộc
phải nhấn nút biểu quyết đồng ý nếu bản thân chưa nhất trí. Nếu ai theo dõi hoạt
động của Quốc hội thường xuyên sẽ thấy, có những nội dung được Quốc hội thông
qua chỉ với khoảng 70% ĐBQH nhấn nút đồng ý, trong khi tỷ lệ ĐBQH khóa
XIV là người ngoài Đảng chiếm 4,2% tổng số ĐBQH. Như vậy, trong số những đại
biểu nhấn nút không đồng ý, chắc chắn có đại biểu là đảng viên. Do đó, không thể
có chuyện ĐBQH là đảng viên đều phải nhấn nút biểu quyết đồng ý theo
“chỉ đạo”.
Thực tế cũng có những nội
dung sau khi thảo luận, tranh luận đã bị Quốc hội bác bỏ, chẳng hạn việc Quốc hội
chưa đồng ý thành lập Tòa án Nhân dân khu vực, Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực
khi thông qua các luật tổ chức liên quan tới hai ngành này. Hay nổi bật hơn là
việc Quốc hội bác bỏ chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc vào năm 2010. Gần
đây nhất, tại Kỳ họp thứ tám, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng khung thỏa thuận
làm thêm giờ. Tuy nhiên, sau khi các đại biểu Quốc hội nhận được ý kiến của cử
tri đã thảo luận rất sôi nổi về vấn đề này. Có đại biểu đồng ý, có đại biểu
không đồng ý. Kết quả biểu quyết cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội không nhất
trí mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ. Đó là những minh chứng rõ ràng
nhất để khẳng định: Quốc hội Việt Nam không “thảo luận cho vui” mà thảo luận,
tranh luận một cách thực sự, mang tính dân chủ cao, quyết định theo đa số, theo
ý nguyện của cử tri và nhân dân.
Bởi vậy, những luận điệu
cũ rích nhằm đả kích, làm giảm sút niềm tin, sự tín nhiệm của cử tri, nhân dân
với Quốc hội chẳng thể làm thay đổi được thực tế: Quốc hội Việt Nam thực sự là
Quốc hội dân chủ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cử tri, nhân dân đã,
đang và vẫn sẽ luôn tin cậy, dành sự tín nhiệm cao cho Quốc hội cũng như dành sự
quan tâm rất lớn tới các hoạt động của Quốc hội.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaMọi cán bộ, đảng viên và người dân hãy nêu cao cảnh giác cách mạng, tỉnh táo để nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch
Trả lờiXóa